Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC (áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh), lúc 09 giờ 18, mua vào 42,03 triệu đồng/lượng, bán ra 42,23 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DAB của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận, cùng thời điểm, đạt 42,02 triệu đồng/lượng trên giá mua, trong khi giá bán ra là 42,17 triệu đồng/lượng.
Hệ thống Sacombank giảm giá giao dịch vàng miếng SBJ còn 42,05 – 42,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố là 20.828. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại là 20.920 – 20.970 (mua vào – bán ra), giảm lần lượt là 10 đồng và 20 đồng so với hôm qua. |
Tại Hà Nội, công ty vàng bạc đá quý Phú Qúy niêm yết giá vàng SJC lúc 9 giờ 20 là 42,15 triệu đồng/lượng trên giá mua vào và 42,25 triệu đồng/lượng trên giá bán ra.
Giá SJC của tập đoàn vàng bạc đá quý Doji (Hà Nội), cùng thời điểm, là 42,16 – 42,24 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường thế giới, giá vàng hôm qua đi xuống sau một phiên dao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch đêm 19-6 tại New York (Mỹ), vàng giao tháng tám giảm 3,6 USD, còn 1.623,4USD/Oz, trong khi vàng giao ngay mất 6,1 USD, còn 1.623USD/Oz.
Theo ghi nhận của hãng tin Bloomberg (Mỹ), sản phẩm đầu tư vàng tại các quỹ đầu tư tín thác vàng lớn trên thế giới đã tăng 6,1 tấn lên 2.399,72 tấn.
Kim loại quý duy trì đà tăng trong suốt phiên giao dịch tại thị trường châu Á và châu Âu nhưng lại giảm trong phiên giao dịch trên thị trường Mỹ, dù đồng USD mất giá. Hôm qua, euro tăng mạnh sau khi các báo cáo mới nhất cho thấy Đức – nền kinh tế hàng đầu Eurozone, sẽ ủng hộ việc thành lập một quỹ cứu trợ tài chính với mục tiêu mua lại trái phiếu nợ của các quốc gia trong khu vực. Chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD so với sáu loại tiền tệ cơ bản khác giảm từ 82,002 xuống 81,365, đưa tỷ giá EUR/USD tăng từ 1,2572 lên 1,2698. Trước đó, EUR/USD từng chạm mức 1,2730 – mức cao nhất từ ngày 22-05. |