Gia Lai: Cấm dùng tin nhắn để chỉ đạo

Gia Lai: Cấm dùng tin nhắn để chỉ đạo
“Tuyệt đối không chỉ đạo, báo cáo, trao đổi xử lý công việc của cơ quan, đơn vị địa phương bằng tin nhắn qua điện thoại. Các tin nhắn qua điện thoại với nội dung liên quan đến công việc chung coi như không có giá trị”. Đó là nội dung chính trong công văn của UBND tỉnh Gia Lai.

Gia Lai: Cấm dùng tin nhắn để chỉ đạo

“Tuyệt đối không chỉ đạo, báo cáo, trao đổi xử lý công việc của cơ quan, đơn vị địa phương bằng tin nhắn qua điện thoại. Các tin nhắn qua điện thoại với nội dung liên quan đến công việc chung coi như không có giá trị”. Đó là nội dung chính trong công văn của UBND tỉnh Gia Lai.

Gia Lai: Cấm dùng tin nhắn để chỉ đạo ảnh 1

Công văn số 1207/UBND-NC “Về việc không liên hệ công việc bằng tin nhắn qua điện thoại” ngày 27-4 còn yêu cầu các lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ban ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh.

Chưa có tiền lệ

Một chuyên viên văn phòng cho biết trong quy chế làm việc của UBND tỉnh Gia Lai cũng không công nhận hình thức trao đổi công việc, chỉ đạo điều hành, báo cáo... bằng tin nhắn điện thoại.

Tất cả chỉ đạo điều hành đều phải làm công văn và có dấu đỏ. Một số trường hợp cấp bách, cần thiết phải trao đổi nhanh có thể gọi điện thoại, tuy nhiên việc ban hành văn bản là cần thiết.

Chỉ đạo bằng văn bản giúp việc xử lý công việc đảm bảo chặt chẽ, trách nhiệm sẽ rõ ràng..., phòng ngừa được việc giả danh cấp trên nhắn tin chỉ đạo cấp dưới.

Một lãnh đạo Sở Thông tin - truyền thông tỉnh Gia Lai khẳng định hiện đã có phần mềm giả số điện thoại. Chỉ cần cài đặt thì có thể giả danh số điện thoại của bất kỳ ai để nhắn tin đến số của một người khác.

Tuy nhiên, một chuyên viên khác chia sẻ trong nhiều trường hợp biết lãnh đạo đang họp không gọi điện thoại được, nên nhắn tin báo cáo một việc gì đó để làm gấp.

Một lãnh đạo thuộc một sở khác lại cho rằng khi đã triển khai một công việc rồi nhưng cần nhắn tin nhắc nhở, trao đổi, hỏi thêm diễn biến tình hình sẽ tiện hơn là gọi điện thoại.

“Chỉ là cảnh báo!”

Để làm rõ hơn chủ trương này của UBND tỉnh Gia Lai, chúng tôi đã trao đổi với ông Ngô Ngọc Sinh, chánh văn phòng UBND tỉnh Gia Lai.

Ông Sinh cho biết: theo báo cáo của lực lượng chức năng, thời gian gần đây lợi dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin, một số đối tượng đã sử dụng phần mềm để dùng số điện thoại di động của người này gửi các tin nhắn giả mạo vào số máy di động của người khác, dẫn đến tình trạng bất ổn về an ninh thông tin, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội. Chính vì vậy UBND tỉnh mới ban hành văn bản nói trên.

UBND tỉnh Gia Lai có khảo sát về việc các lãnh đạo, cán bộ dùng tin nhắn điện thoại để trao đổi, chỉ đạo công việc không, thưa ông? Bản thân ông đã bao giờ được cấp trên chỉ đạo công việc bằng tin nhắn hay dùng tin nhắn để trao đổi, chỉ đạo công việc cho cấp dưới?

Cần nói thêm việc ra văn bản này mang tính phòng ngừa những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra, chứ thực tế từ trước đến giờ UBND tỉnh không công nhận việc dùng tin nhắn điện thoại để chỉ đạo, điều hành hay trao đổi công việc. Những việc cần kíp cũng phải gọi điện thoại để người nghe có thể nhận ra giọng nói...

Mới đây, chúng tôi nhận được điện thoại từ trung ương yêu cầu cung cấp tài liệu gấp để làm việc, tuy nhiên tôi đã trả lời tôi không thể kiểm chứng được người gọi có thuộc đơn vị đó không nên không thể thực hiện được. Sau đó có một người tôi biết ở vụ này gọi vào thì chúng tôi mới gửi tài liệu ra vì tôi nhận ra giọng nói.

Tuy nhiên, phương tiện để trao đổi, chỉ đạo chính thức vẫn phải là văn bản có con dấu. Riêng tôi sẽ không sử dụng tin nhắn trao đổi hay chỉ đạo cấp dưới nữa. Còn những việc trước khi ra công văn thì không cần nhắc đến nữa...

UBND tỉnh Gia Lai đã phát hiện trường hợp nào lãnh đạo bị giả mạo tin nhắn để chỉ đạo công việc chưa, thưa ông?

Đến nay thì chưa có trường hợp nào. Còn từ nay tất cả lãnh đạo, cán bộ không sử dụng tin nhắn điện thoại để trao đổi công việc, chỉ đạo cấp dưới nữa.

Mọi tin nhắn chỉ đạo, trao đổi công việc đều không có giá trị, người nhận tin nhắn cũng không cần phải tra cứu lại vì tin nhắn đó chắc chắn là tin nhắn giả mạo!

UBND tỉnh đánh giá như thế nào về tính pháp lý của công văn này, thưa ông?

Đây là một văn bản mang tính nội bộ nhằm nhắc nhở, cảnh báo trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đối với các lãnh đạo, cán bộ, công chức.

Tôi lấy ví dụ, ai đó lấy số điện thoại của tôi nhắn tin cho cấp dưới “tôi đồng ý chủ trương làm việc A, việc B...”, chỉ cần thiếu thận trọng, cấp dưới có thể triển khai làm dồn dập, trong khi thật ra tôi, UBND tỉnh không đồng ý, thì việc khắc phục hậu quả sẽ rất vất vả. Vì vậy việc UBND tỉnh ra văn bản 1207 là cần thiết.

Theo Trung Tân
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.