TPO - Dù khó khăn đến đâu cũng không được phép để đứt gãy nguồn cung, Bộ Công Thương sẽ xử lý 14 doanh nghiệp đầu mối không thực hiện nhập xăng dầu theo kế hoạch… là thông điệp được Bộ trưởng Công Thương đưa ra tại cuộc họp với các doanh nghiệp xăng dầu chiều 2/11.
TPO - Theo đại biểu Trịnh Xuân An, có thể lý giải việc thiếu cục bộ, đứt gãy vừa rồi là do chiết khấu, điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu chưa kịp thời… Tuy nhiên, đây là bề nổi, còn bản chất là cơ chế điều hành xăng dầu phải thay đổi, làm rõ ai phải chịu trách nhiệm, tránh tình trạng đùn đẩy nhau, phải thay đổi ngay và luôn.
TP - Ngày 26/8/2022, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên triệu tập cuộc họp đầu tiên với hơn 30 doanh nghiệp đầu mối và đại diện Hiệp hội Xăng dầu với lời tuyên bố: “Nguồn cung thế giới và trong nước đều không thiếu nên thông tin thị trường khan hiếm xăng dầu là vô lý”.
TPO - Anh Nguyễn Minh Diệu (Đại La, Hà Nội) cho biết đã phải đi lòng vòng gần 10km qua 5 cây xăng ở quận Hai Bà Trưng mà không mua được xăng. Sau đó, anh Diệu phải “nuốt nước mắt’ đổ tạm 1 lít xăng với giá 30.000 đồng để đi về nhà, mai tìm cách mua xăng sau.
TP - Ngày 28/10, ba tư lệnh ngành công thương, tài chính, ngân hàng báo cáo giải trình trước Quốc hội về những vấn đề xăng, dầu mà đại biểu đặt ra trong hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, nội dung giải trình của các tư lệnh ngành cho thấy có độ “vênh” nhất định với nhau.
TP - Những ngày qua, tuy không còn cảnh người dân xếp hàng chờ mua xăng dầu như trước, song tình trạng hết hàng, tạm ngưng bán hoặc bán nhỏ giọt vẫn diễn ra ở nhiều tỉnh thành phía Nam.
TPO - “Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan đều phải có trách nhiệm trong chuyện đứt gãy nguồn cung xăng dầu, dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp” - ông Đinh Hoàng Anh Tuấn - khẳng định.
TPO - Giám đốc Petrolimex Sài Gòn cho biết, từ nay đến ngày 17/10, đơn vị tiếp tục nhập về Tổng kho xăng dầu Nhà Bè khoảng 100.000m3 xăng dầu, trong đó có 80.000m3 xăng dầu nhập khẩu và 20.000m3 là xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước.
TPO - Bộ Công Thương vừa thông tin nội dung cuộc họp kín với 31 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu cùng lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, Cục Quản lý giá, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn, Nghi Sơn ngày 12/10 với nhiều nội dung đáng chú ý.
TPO - Ngày 13/10, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 6327 gửi Công ty TNHH Lọc dầu Nghi Sơn và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn yêu cầu duy trì hoạt động sản xuất ổn định của nhà máy lọc dầu, tăng công suất tối đa để có thể cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.
TPO - Tình trạng quá tải người mua đã giảm ở các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, số lượng cửa hàng không có xăng bán “chờ nhập hàng” vẫn còn nhiều.
TPO - Hàng hóa thiếu cục bộ do tâm lý tiêu dùng của người dân. Nghe thông tin giá xăng dầu sắp tăng nên người dân lo sợ, tranh thủ mua xăng dầu để sử dụng và tích trữ, điều này làm cho cửa hàng xăng dầu thiếu hụt hàng cục bộ, không điều tiết kịp thời...
TPO - “Các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng nhưng không được Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh tăng kịp thời trong giá cơ sở mặt hàng xăng dầu. Các chi phí này phải được thực hiện từ đầu tháng 7 nhưng đến giữa tháng 10 mới được điều chỉnh gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Để hạn chế thua lỗ, các doanh nghiệp đã phải thu hẹp hoạt động kinh doanh”, Bộ Công Thương cho hay.
TPO - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, nước ta có nguồn dự trữ lớn của quốc gia, tự đáp ứng 2/3 xăng dầu nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu hụt xăng dầu. Điều này liệu có khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan chức năng? Bộ Tài chính, Công Thương, UBND TPHCM phải có trách nhiệm đảm bảo hoạt động bình thường của thị trường xăng dầu trên địa bàn.
TPO - Mặc dù sau khi xăng tăng giá, áp lực xăng dầu tại các cửa hàng đã giảm bớt nhưng nhiều cửa hàng vẫn tạm ngưng bán do chưa có hàng, áp lực xăng hiện nay vẫn còn tới 135% so với bình thường. Đơn vị cung ứng xăng dầu tin rằng, 1-2 ngày tới tình hình sẽ trở lại bình thường.
TPO - Theo kế hoạch, ngày 19/10, trực tiếp Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ dẫn đầu đoàn công tác đến Nhà Bè - TPHCM để khảo sát hiện trạng kho, bể chứa của doanh nghiệp và công tác bảo quản mặt hàng xăng dầu dự trữ quốc gia hiện nay.
TPO - Đứt gãy nguồn cung, doanh nghiệp đóng cửa, bất cập trong điều hành xăng dầu, trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và Tài chính trong việc để xảy ra rối loạn nguồn cung ra sao… là những vấn đề nóng được phóng viên đặt ra với lãnh đạo Bộ Công Thương tại cuộc họp báo chiều 12/10. Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương chỉ trả lời vắn tắt: Sẽ trả lời chi tiết các câu hỏi sau.
TPO - Tỉnh Đồng Nai vẫn đang khan hiếm nguồn xăng dầu, số lượng cửa hàng xăng dầu tạm ngưng bán đang tiếp tục tăng lên. Hết xăng, nhiều học sinh đến trường đành phải dắt bộ và trễ học.
TP - Đại diện các doanh nghiệp xăng dầu và chuyên gia trong ngành cho rằng, Bộ Công Thương cần minh bạch việc điều hành thông qua làm rõ vai trò của khoảng 500 thương nhân phân phối và các tổng đại lý xăng dầu thời gian qua.
TPO - "Tôi đi dọc tuyến đường, qua các huyện Châu Thành, Giồng Riềng mà không có một cây xăng nào bán. Tôi lo lắm vì nếu xe hết xăng giữa đường không biết làm thế nào..." - nam tài xế ở Cần Thơ cho hay.
TPO - Ngày 11/10, UBND TPHCM đã có văn bản khẩn gửi Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường TPHCM về bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên địa bàn thành phố.
TPO - Tại TPHCM và một số tỉnh phía Nam, tình trạng cây xăng dán bảng “hết xăng”, tạm dừng phục vụ do thiếu nguồn cung vẫn tiếp tục diễn ra. Trước tình hình đó, các địa phương đã đồng loạt ra quân kiểm tra cây xăng, đồng thời cầu cứu các Bộ, ngành liên quan.
TPO - Trong ngày 11/10, nhiều cây xăng tại TPHCM đã nhập được hàng nên người dân mua được dễ dàng hơn, tâm lý cũng giải tỏa; tuy nhiên vẫn còn không ít nơi cảnh chờ đợi đổ xăng vẫn tiếp diễn, có người mách nước nên đi đổ xăng từ 4h sáng mới được đầy bình.
TPO - Bộ Công Thương đã gửi văn bản hỏa tốc triệu tập họp bàn về các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Cuộc họp dự kiến diễn ra sáng ngày mai (12/10).
TPO - Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương khẳng định, địa phương có ưu thế sở hữu hai doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, không lo hết xăng. Tình trạng dồn ứ tại các cây xăng, người dân chen lấn đổ xăng do hiệu ứng đám đông, tâm lý lo hết xăng.
TPO - Theo Bộ Công Thương, tính đến chiều tối 10/10, có hơn 400 cửa hàng xăng dầu trên cả nước đóng cửa, ngừng hoạt động và gián đoạn nguồn cung. Tuy nhiên, đây chỉ là sự thiếu hụt cục bộ, xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối vẫn cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước.
TPO - Các cửa hàng tại TPHCM có đăng ký mua xăng nhưng đơn vị cung cấp cũng thiếu hoặc không còn xăng để cung cấp. Trong khi đó, Đồng Nai đã có văn bản báo cáo và kiến nghị Bộ Công thương sớm có giải pháp cụ thể hỗ trợ tìm nguồn cung ứng
TPO - Hàng chục cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đã tạm ngưng bán hàng do hết xăng hoặc hết dầu. Nhiều cửa hàng duy trì bán xăng nhỏ giọt cho khách hàng vì sợ càng bán càng lỗ.