Bất cứ điều gì xảy ra cũng là điều nên xảy ra và phải xảy ra. EU, khối thương mại lớn nhất thế giới với 447 triệu dân tính đến đầu năm 2020, là biểu tượng toàn cầu hóa cứ ngỡ không thể đảo ngược. Song chính nó đang lúng túng xử lý nhiều vấn đề toàn cầu như khí hậu hay nhập cư. Tiên phong toàn cầu hóa mà lục địa già chưa bao giờ trở thành ngọn cờ đầu của đổi mới sáng tạo xét ở góc độ toàn khối.
EU tưởng mạnh nhưng dễ đuối sức mỗi khi được thử tải, mà đương đầu với Trung Quốc là ví dụ. Tòa án trọng tài ngày 15/7/2016 xử cho Philippines thắng vụ kiện Biển Đông mà không sợ uy thế của quốc gia bá quyền này. Vậy mà thái độ của EU với phán quyết ấy luôn mập mờ từ bấy tới giờ. Đấy là chưa kể EU tưởng vững chắc mà vẫn có quốc gia thành viên ủng hộ ra mặt những hành vi phi pháp của TQ ở Biển Đông.
Không có chuyện nếu tôi làm điều đó khác đi thì hẳn nó sẽ khác đi. Có người nói nếu thủ tướng Anh David Cameron không tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016 thì không có Brexit hôm nay. Ngẫm kỹ thì thấy sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tuý như “một cuộc chiến lịch sử”, lời Nigel Farage cha đẻ Brexit, là thực tế hiện tồn và “nó đang trở nên rất phổ biến”. N.Farage công khai cuộc ly khai suốt 20 năm qua trong tư cách nghị sỹ ở Quốc hội Châu Âu (EP) hẳn hoi.
“Với hầu hết người Anh, dự án EU là vấn đề tình thế chứ chưa bao giờ là tình yêu”. Henry Newman bình luận trên theatlantic.com. Tại cuộc bầu cử EP năm 2009 trên lãnh thổ Anh, Đảng Độc lập cho Anh quốc của N.Farage đã về nhì. Năm 2014, lần đầu tiên trong lịch sử, nó soán ngôi đầu bảng và vượt qua tất cả các đảng lớn khác.
Mối tình EU với Anh xét đến cùng là cảm xúc một chiều. Trong số các bài tràn ngâp trang nhất các báo Anh vào ngày lịch sử, đáng chú ý có tiêu đề “Thời của chúng ta đã đến” trên tờ The Sun. Có điều chắc là, trong nỗi nhớ quan hệ EU-Anh mà nước mắt của 100 người trước toà Nhà Châu Âu ở London đêm 31/1, EU sớm muộn cũng sẽ có thay đổi gì đó khi họ nhận ra rằng mô hình toàn cầu hoá nên hạ tham vọng và cần tái thiết.