Tác động của Brexit đối với du khách

EU bỏ cước chuyển vùng quốc tế từ đầu năm 2017 nhưng sau Brexit, cước roaming có thể áp dụng với công dân Anh tới châu Âu. Ảnh: Getty
EU bỏ cước chuyển vùng quốc tế từ đầu năm 2017 nhưng sau Brexit, cước roaming có thể áp dụng với công dân Anh tới châu Âu. Ảnh: Getty
TP - Việc Anh rời Liêu minh châu Âu (Brexit) từ ngày 31/1 sẽ tác động đáng kể tới những người đến và rời xứ sở sương mù, CNN đưa tin hôm 31/1.

Dù rời EU vào ngày 31/1, Anh vẫn là một phần của liên minh thuế quan và thị trường chung theo điều khoản thực hiện giai đoạn quá độ kéo dài tới ngày 31/12, khi các thỏa thuận mới về thương mại, xuất nhập cảnh và an ninh dự kiến được thực thi.

Hồi tháng 4/2019, Nghị viện châu Âu khẳng định đã đạt thỏa thuận để công dân Anh đi lại không cần visa nếu ở khu vực Schengen (phần lớn Tây Âu) trong ngắn hạn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ sau ngày 31/12 thì công dân Anh có cần xin visa vào EU hay không vì hiện nay hai bên chưa chính thức đàm phán về quan hệ song phương trong tương lai. Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel nói rằng, dù chuyện gì xảy ra, việc tự do di chuyển và khả năng công dân EU làm việc ở Anh mà không cần visa sẽ chấm dứt.
Hiện có kế hoạch để Anh trở thành một phần của Hệ thống Cấp phép và Thông tin du lịch châu Âu (ETIAS) mới từ năm tới, cho phép công dân Anh tới khu vực Schengen mà không cần visa, miễn là họ nộp phí 7 euro. 
Sau ngày 31/1, việc đưa xe hơi từ Anh tới EU qua eo biển Măng-sơ hoặc thông qua dịch vụ phà sẽ vẫn đơn giản như hiện nay nhưng có thể sẽ thay đổi từ năm 2021. Chính phủ Anh khuyên những ai lái xe từ Anh nên có giấy phép lái xe quốc tế với những giấy tờ khác nhau tùy thuộc quốc gia mà họ muốn đến. Ngoài ra, họ có thể cần đến “thẻ xanh” đặc biệt từ công ty bảo hiểm và một sticker dán trên biển số.
Sau giai đoạn quá độ Brexit, có thể Anh sẽ không còn là một phần của hệ thống Thẻ bảo hiểm y tế châu Âu (EHIC) nên người Anh tới EU sẽ cần loại bảo hiểm toàn diện để đảm bảo rằng, họ được chăm sóc y tế khi gặp sự cố. Hiện nay, người sở hữu thẻ EHIC được chăm sóc y tế miễn phí.   
Theo thỏa thuận về chuyển vùng (roaming) điện thoại di động có hiệu lực từ năm 2017, công dân châu Âu dùng điện thoại của họ ở EU không bị tính cước roaming đắt đỏ. Thỏa thuận này vẫn có hiệu lực trong giai đoạn quá độ, nhưng chưa biết tương lai sau ngày 31/12 ra sao vì mối quan hệ giữa Anh và EU trong tương lai chưa được làm rõ. “Sau Brexit, việc đảm bảo miễn phí roaming điện thoại di động khắp EU, Iceland, Liechtenstein và Na Uy sẽ chấm dứt”, website chính phủ Anh viết. 
Kể từ khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân về Brexit, giá trị đồng bảng Anh so với cả đồng euro và đô la Mỹ giảm đáng kể. Giới chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn, đồng bảng Anh có thể hồi phục nhưng tỷ giá vẫn phập phù. Tuy nhiên, đồng bảng Anh yếu có nghĩa rằng, người dân các nước bên ngoài EU có thể đến Anh du lịch nhiều hơn. Tổng cộng 3,5 triệu lượt du khách Mỹ tiêu 3,4 tỷ bảng Anh (4,4 tỷ USD) ở Anh từ tháng 1 tới tháng 9/2019. Ngược lại, du khách Anh tới EU, đặc biệt sau khi giai đoạn quá độ chấm dứt, đối mặt chi phí tăng.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.