Ét-vê nghìn đô

Một cửa hàng thời trang của Phương tại thị xã Tam Điệp
Một cửa hàng thời trang của Phương tại thị xã Tam Điệp
TP - Kinh doanh từ năm thứ nhất ĐH khi tay trắng, đến nay Bùi Thị Phương (SN 1989, quê Hoà Bình), SV năm thứ 4 khoa Quản trị kinh doanh- ĐH Ngoại thương Hà Nội đang là chủ nhiều shop thời trang nữ có thu nhập hàng ngàn USD/tháng.

> Mai-cồ… tôm
> Đến thăm vườn ươm tiền tỷ của chủ trang trại 8X

Bài 1 - Nữ sinh viên 'đại gia' tuổi 19

Một cửa hàng thời trang của Phương tại thị xã Tam Điệp
Một cửa hàng thời trang của Phương tại thị xã Tam Điệp.
 

Phương đi làm thêm từ những tháng đầu vào ĐH và gia nhập các CLB chuyên về khởi nghiệp kinh doanh ở trường. Công việc đầu tiên của Phương là bán quần áo, rồi làm gia sư, bán sách, đĩa...

Trong một lần họp ở CLB, Phương đề xuất ý tưởng mở shop bán quần áo nữ nhưng không nhận được sự hưởng ứng. Phương vẫn quyết tâm tự triển khai ý tưởng. Sau hơn 1 tháng lên kế hoạch, móc nối nguồn hàng, khảo sát xu hướng..., cuối cùng Phương chọn thuê cửa hàng trong ngõ ở đường Láng (Hà Nội) với giá gần 4 triệu đồng/tháng.

Nguồn hàng giá rẻ, địa điểm đều đã có, Phương về quê vay tiền, nhưng bị mẹ mắng vì không lo học lại ti toe kinh doanh. Phương quay ra vay họ hàng, bạn bè và bán đi một số thứ, cuối cùng xoay được gần 40 triệu đồng để khởi nghiệp.

Nhờ phát tờ rơi, giới thiệu qua internet nên hôm khai trương khách đến rất đông. “Một mình bán hàng cả ngày, dù mệt nhưng phấn khích. Doanh thu mỗi ngày được hơn 3 triệu đồng. Cảm giác được cầm những đồng tiền đầu tiên do mình kiếm được thật lạ”, Phương chia sẻ.

Cửa hàng kinh doanh thuận lợi do hàng hợp thời trang và giá rẻ, tháng đầu tiên Phương kiếm được gần 16 triệu đồng. Những tuần đầu phải tự bán hàng, Phương nghỉ học liên miên. Vì học theo tín chỉ nên Phương chủ yếu tự học ở nhà để đi thi giữa kỳ và cuối kỳ.

 Bùi Thị Phương
Bùi Thị Phương.
 

Hôm khai trương cửa hàng trùng với lịch thi cuối kỳ môn thể dục, Phương đành bỏ thi, chấp nhận học lại để thử vận may khởi nghiệp. Phương có nhiều bí quyết kinh doanh như lên danh sách khách hàng với những ghi chú thông tin về ngày sinh, kiểu dáng mẫu mã khách thích để có những món quà đặc biệt tặng khách. Vì thế shop dù ở trong ngõ vẫn kinh doanh tốt.

Khi công việc ổn định, thuê được nhân viên, có nguồn hàng thường xuyên, Phương lên lịch học và lịch làm việc cho từng ngày, từng tuần, mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn. Phương vẫn có thời gian đến trường, quản lý kinh doanh và đi chơi.

Hiện Phương có hai cửa hàng mang tên C1 ở Học viện Tài Chính và thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) đều kinh doanh tốt. Phương quyết định đóng cửa shop tại đường Láng để mở shop mặt phố nơi lượng khách hàng đông đúc hơn.

Việc học, việc kinh doanh bận rộn nhưng Phương vẫn có nhiều thời gian rảnh để đọc sách kinh doanh, sách kỹ năng về giao tiếp, bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Bạn bè kể Phương thành công một phần nhờ cá tính liều. Hồi nhỏ, không biết bơi, nhưng thấy các anh chị nhảy xuống nước bơi, Phương cũng nhảy theo suýt chết đuối mấy lần.

Khi bắt đầu kinh doanh, nhiều người can ngăn, nhưng sẵn tính liều, Phương vẫn làm với ý nghĩ: Phải làm mới có kết quả, không thành công thì cũng có kinh nghiệm.

Phương vẫn vừa kinh doanh vừa học CFA (chương trình chuyên gia phân tích tài chính quốc tế). Dự định khi ra trường, Phương sẽ mở một trường mầm non và tiếp tục kinh doanh thời trang.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.