Hồ sơ Snowden: Bên trong câu chuyện của người bị truy nã gắt gao nhất thế giới-Kỳ cuối

Edward Snowden: Vỡ mộng ngay nhiệm vụ đầu tiên

Edward Snowden, một gián điệp Internet của cơ quan an ninh Mỹ làm đau đầu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh ghép của Guardian.
Edward Snowden, một gián điệp Internet của cơ quan an ninh Mỹ làm đau đầu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh ghép của Guardian.
“Nhiều điều tôi thấy ở Geneva thật sự đã làm tôi vỡ mộng về cách mà chính phủ tôi hành xử và tác động của nó trên thế giới. Tôi nhận ra rằng tôi là một phần của những gì đang được tiến hành có hại nhiều hơn có lợi”, Edward Snowden nói về nhiệm vụ đầu tiên của mình trong tư cách một nhân viên CIA.

Bạn anh, Mavanee Anderson, một thực tập sinh luật làm việc cho phái đoàn Mỹ tại LHQ ở Geneva, tả anh là người lặng lẽ, chín chắn và là người cân nhắc thận trọng hậu quả của mọi hành động. Kết thúc nhiệm vụ ở Geneva, cô nhận xét Snowden đang trải qua cuộc khủng hoảng của lương tâm.

Snowden sau đó kể lại một sự cố khiến anh thay đổi nhận thức. Anh kể với nhà báo Greenwald rằng CIA từng cố gắng tuyển một chủ nhà băng ở Thụy Sĩ để thu thập thông tin tài chính. Họ đã thành công bằng cách chuốc rượu ông chủ nhà băng cho đến khi say mèm và sau đó lại khích ông ta lái xe về nhà. Cảnh sát Thụy Sĩ bắt ông ta. Một điệp viên ngầm đã lên tiếng giúp đỡ rồi kết bạn với ông ta và cuối cùng tuyển ông ấy làm người cung cấp thông tin.

“Nhiều điều tôi thấy ở Geneva thật sự đã làm tôi vỡ mộng về cách mà chính phủ tôi hành xử và tác động của nó trên thế giới. Tôi nhận ra rằng tôi là một phần của những gì đang được tiến hành có hại nhiều hơn có lợi”, anh nói. 

Quyết định tiết lộ những bí mật của Chính phủ Mỹ bắt đầu, một ý tưởng hình thành dần dần trong đầu Snowden. Lúc đó anh chưa nhìn thấy những tài liệu mật mà anh phơi bày sau này.

Snowden nói rằng anh đã sẵn sàng dành cho Tổng thống Barack Obama quyền nghi ngờ và chờ đợi ông Obama thay đổi sự lạm dụng quyền tự do dân sự nghiêm trọng nhất trong kỷ nguyên của Tổng thống Bush. Chúng bao gồm những gì đang diễn ra ở vịnh Guantanamo, vụ quân đội Mỹ đổ quân vây bắt nhiều người không hề liên quan đến al-Qaeda, hay những người mòn mỏi trong nhà tù chờ đợi được xét xử.

Snowden muốn Obama buộc đội ngũ của Tổng thống Bush phải chịu trách nhiệm: “Chiến dịch của Obama đã hứa hẹn và cuộc bầu cử mang lại cho tôi niềm tin rằng ông ấy sẽ xử lý các vấn đề mà ông đã lên kế hoạch để tìm kiếm lá phiếu cử tri.

Nhiều người Mỹ cũng thất vọng tương tự. Thật không may, không lâu sau khi nắm được quyền, ông đóng lại cuộc điều tra việc vi phạm luật pháp có hệ thống, làm sâu sắc hơn cũng như mở rộng hơn chương trình lạm dụng của chính phủ, từ chối chấm dứt những vi phạm nhân quyền mà chúng ta thấy ở Guantanamo, nơi nhiều người bị giam giữ không xét xử”.

Các ông chủ của Snowden có biết gì về những suy nghĩ không hài lòng trong đầu của Snowden không? Năm 2009, Snowden ra ngoài cùng một đồng nghiệp ở Geneva. Anh này đã đưa cho Snowden một tài khoản liên quan đến James Risen của tờ New York Times. Theo Risen, Snowden đang tìm kiếm sự thăng tiến trong công việc nhưng anh gặp rắc rối vì một bức thư điện tử tranh cãi nhỏ với cấp trên.

Vài tháng sau Snowden điền thông tin vào bảng tự nhận xét thường niên của CIA. Anh phát hiện những lỗ hổng trong ứng dụng web cá nhân và chỉ ra cho cấp trên biết. Cấp trên bảo anh bỏ nó đi nhưng đồng thời chấp nhận cho Snowden kiểm tra tính nhạy cảm của hệ thống để xâm nhập.

Snowden thêm vào vài mã và từ không gây hại. Sếp anh ta ký tắt vào đó. Nhưng sau đó một quản lý cao hơn, người mà Snowden tranh cãi trước kia, đã phát hiện ra những gì Snowden làm và rất giận dữ. Ông ấy điền vào một báo cáo xúc phạm trong hồ sơ Snowden.

Từ khía cạnh nào đó, chi tiết này khá quan trọng: nó có thể cho Snowden thấy sự vô dụng của việc đưa ra khiếu nại thông qua kênh nội bộ. Anh kết luận: khiếu nại chỉ dẫn đến sự trừng phạt. Nhưng từ đây đã có chân trời mới để khám phá.

Tháng 2/2009, Snowden rút khỏi CIA. Hồ sơ cá nhân của anh đã không bao giờ được chuyển đến ông chủ mới là NSA. Bây giờ Snowden làm việc như một nhà thầu cho chi nhánh NSA tại căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản.

Cơ hội đến cho các nhà thầu bùng nổ kể từ sự kiện 11/9 khi cơ quan an ninh Mỹ thuê các công ty tư nhân thực hiện nhiệm vụ tình báo. Các quan chức hàng đầu như cựu giám đốc NSA Michael Hayden chạy qua chạy lại dễ dàng giữa chính phủ và các công ty. Đó là cánh cửa quay vòng và sinh lợi.

Snowden lúc bấy giờ thuộc biên chế của Dell, một công ty máy tính. Anh có khoảng trống tối mật trong hồ sơ và kỹ năng máy tính xuất sắc. Những gì các đồng nghiệp CIA nghi ngờ anh đều biến mất khỏi hệ thống.

Snowden thích nước Nhật từ những năm còn đi học. Anh đã dành hơn một năm rưỡi để học tiếng Nhật. Anh từng viết câu “cảm ơn rất nhiều” và vài câu bằng tiếng Nhật trên diễn đàn Ars. Đôi khi anh phát âm tên mình theo tiếng Nhật: E-do-waa-do” và viết trên diễn đàn hồi năm 2001: “Tôi luôn mơ về việc có thể “làm điều đó” ở Nhật”. Từ năm 2002 đến 2004, anh làm quản trị trang web cho Ryuhana Press, một website hoạt hình Nhật Bản.

Đến Nhật, Snowden đăng ký khóa mùa hè để học tiếng Nhật tại chi nhánh của Đại học Maryland ở Tokyo. Suốt thời gian ở Nhật, hoạt động online của Snowden thưa dần. Anh không còn tham gia diễn đàn Ars.

Đó là thời gian Snowden chuyển từ một kỹ thuật viên vỡ mộng sang một người tiết lộ thông tin. Khi Snowden nhìn thấy được những tài liệu tuyệt mật, cho thấy việc NSA khai thác dữ liệu, anh bắt đầu có ác cảm với chính phủ của ông Obama.

Giữa năm 2009 và 2012, Snowden phát hiện những hoạt động của NSA: “Họ muốn biết tất cả mọi cuộc trò chuyện, mọi hành động trên thế giới”. Anh cũng nhận ra một sự thật không mấy dễ chịu khác: rằng cơ chế giám sát quốc hội được xây dựng trên hệ thống Mỹ và được thiết kế để giữ NSA trong tầm kiểm soát đã thất bại.

Kỳ 1: Kẻ lộ mật’ Edward Snowden và những chuyện chưa từng biết

Kỳ 2: Edward Snowden trở thành điệp viên như thế nào?

Trước khi rời Nhật vào năm 2012, Snowden đã sẵn sàng chờ đợi thời cơ để tiết lộ thông tin mật.

Theo Việt Khoa

Theo SGGP
MỚI - NÓNG