Dùng 'keo con voi' gắn râu cho mặt nạ xác ướp huyền thoại

Chuyên viên Bảo tàng Quốc gia Ai Cập đo đạc vết nứt nhằm phục chế lại nguyên trạng tấm mặt nạ vô giá.
Chuyên viên Bảo tàng Quốc gia Ai Cập đo đạc vết nứt nhằm phục chế lại nguyên trạng tấm mặt nạ vô giá.
Các nhân viên bảo tàng khi khiêng chiếc mặt nạ cồng kềnh đã sơ ý đánh rơi xuống đất, khiến phần mỏng manh nhất trên mặt nạ là chòm râu cằm bị đứt rời khỏi phần trên.

Cuối năm 2014, trong đợt bảo quản duy tu định kỳ, khi lau chùi tấm mặt nạ vô giá bằng vàng nguyên khối phủ lên xác ướp của Vua Tutankhamun (1341-1323 trước Công nguyên), vị pharaon trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại đang trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc gia Ai Cập, các nhân viên bảo tàng khi khiêng chiếc mặt nạ cồng kềnh đã sơ ý đánh rơi xuống đất, khiến phần mỏng manh nhất trên mặt nạ là chòm râu cằm bị đứt rời khỏi phần trên. Do quá hoảng sợ nên họ đã đã bí mật dùng keo epoxy đặc biệt bơm vào bên trong chỗ nứt, cũng như phủ kín phía trên gắn liền lại như cũ để không ai phát hiện ra.

Sự việc chỉ bị phát giác bởi Tiến sĩ Zahi Hawass, nhà Ai Cập học hàng đầu thế giới kiêm Giám đốc Viện Bảo tàng khi ông dùng thiết bị phân tích quang phổ kiểm tra chất lượng cổ vật trưng bày vào ngày 20/4 vừa qua, rồi tình cờ phát hiện sự kiện động trời này.

"Trong bất cứ trường hợp nào, keo exopy không thể dùng để dán vết nứt rạn đối với vật thể là vàng khối được, bởi vô hình trung đã gây tác hại khôn lường đến tính nguyên bản của cổ vật - ông Hawass cho biết - Cách phục chế khôn ngoan nhất là nung chảy mẩu vàng nguyên chất có cùng niên đại, rồi vừa đổ vừa gắn liền chỗ nứt lại.

Nhưng khó khăn lớn nhất ở đây là làm sao tái tạo lại chính xác phần gốc chòm râu của vị pharaon Tutankhamun, vốn có màu vàng tươi xen lẫn sọc xanh dương với phần đậm nhạt cách đều nhau, là bí quyết đúc vàng của người Ai Cập cổ mà khoa học hiện đại chưa thể khám phá ra".

Được biết, hầm mộ mang mã số KV62 của vị pharaon huyền thoại Tutankhamun tại Thung lũng các vị vua trên bờ tây sông Nile, đối diện kinh thành Thebes lộng lẫy thời Ai Cập cổ đại được nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh Howard Carter (1874-1939) phát hiện vào cuối năm 1922, đã gây tiếng vang trong cộng đồng khảo cổ học quốc tế như là khu hầm mộ còn nguyên vẹn nhất được khai quật sau 33 thế kỷ.

Khối mặt nạ tang lễ phủ lên xác ướp pharaon Tutankhamun, chính là một trong những biểu tượng cho lịch sử oanh liệt của nền văn minh của Ai Cập cổ đại.

Theo Theo An ninh thế giới
MỚI - NÓNG