Dự thảo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư: Còn nhiều tranh cãi

Người dân sinh hoạt tại một khu chung cư ở Hà Nội Ảnh: Như Ý
Người dân sinh hoạt tại một khu chung cư ở Hà Nội Ảnh: Như Ý
TP - Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng lý giải việc lấy ý kiến cư dân bằng văn bản đang gây tranh cãi trong Dự thảo Thông tư về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Theo ông Ninh, việc tham dự hội nghị chung cư lần đầu là quyền lợi của cư dân. Tuy nhiên không phải cư dân nào cũng ý thức được vấn đề này. Ngoài ra, một số trường hợp không tham gia dự họp vì nhiều lý do khác nhau. Để đảm bảo quyền lợi của mình, họ hoàn toàn có quyền đến tham dự, tham gia biểu quyết hoặc ủy quyền cho chủ sở hữu khác đóng góp ý kiến để bảo vệ quyền lợi của mình.

Về việc cho phép lấy ý kiến cư dân bằng văn bản, dự thảo Thông tư quy định vẫn phải tổ chức hội nghị, điều này mang tính bắt buộc. Lấy ý kiến bằng văn bản chỉ là hình thức bổ sung nhằm lấy được thêm ý kiến của cư dân về những nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đối với những trường hợp vì lý do nào đó mà không đến họp trực tiếp được.

Theo quy định tại dự thảo, có 7 ngày để lấy thêm ý kiến bằng văn bản (một số ý kiến góp ý gửi về cho rằng nên tăng thêm thời gian để lấy ý kiến từ 7 ngày lên 30 ngày để có đủ thời gian thực hiện, nhằm bảo đảm công khai, minh bạch).

“Nếu cư dân lo ngại về sự trung thực của văn bản lấy ý kiến thì các chủ sở hữu hoàn toàn có thể tham gia giám sát, không cho phép chủ đầu tư lấy phiếu mà tự mình cử đại diện để tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến. Việc lấy ý kiến này cũng sẽ có tác dụng khi tổ chức họp không đủ 50% số chủ sở hữu tham gia trực tiếp”, ông Ninh nói.

Ông Ninh cho biết thêm, nếu chỉ thông qua hình thức họp trực tiếp thì sẽ rất khó lấy được nhiều ý kiến tham gia nếu số đông các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không tham dự họp. Thậm chí nhiều chung cư phòng họp không đủ lớn để tất cả cư dân cùng tham dự. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.