Tác dụng trừ thấp nhiệt, chống mỏi mệt, háo khát, bứt rứt khi lao động ngoài trời nắng.
Thanh nhiệt giải độc
Canh mồng tơi hoặc kèm rau đay, mướp, cua, tôm… ăn với cà pháo muối giòn vừa mát ruột lại ngon miệng.
Thanh nhiệt, dưỡng âm giúp da tươi nhuận, hồng hào
Rau mồng tơi luộc chấm hoặc trộn vừng đen đã rang tán nhỏ.
Rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần.
Rau mồng tơi nấu cá trê vàng tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, giúp da tươi nhuận, hồng hào.
Trị da mặt khô nhăn nẻ, tay chân bị cước: rau mồng tơi giã nhuyễn ép lấy nước uống, bã đắp lên mặt, tay chân bị cước. Chú ý rau mồng tơi phải rửa sạch.
Chữa đầy bụng: rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng mồng tơi, rau đay, rau khoai, rau má, rau sau lượng bằng nhau nấu canh ăn.
Chữa táo bón lâu ngày gây thoát giang: lá mồng tơi, lá vông non mỗi thứ 30g; rễ đinh lăng 20g; củ mài 12g (thái mỏng sao vàng); vừng đen 30g (rang nổ).
Các vị sắc với 600ml nước còn 300ml. Người lớn chia 2 lần uống trong ngày, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.
Chữa khí hư, suy nhược: gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1 - 2 lần cách nhau 3 - 6 ngày.
Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này bổ dưỡng rất tốt cho chị em sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn món này cũng tốt.
Chữa tiểu tiện buốt nóng: lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm nước, chắt lấy nước, uống nóng với ít hạt muối. Bã đắp vùng bàng quang.
Nhức đầu do đi nắng: lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp vào 2 bên thái dương băng lại.
Chú ý: Rau mồng tơi nói trong bài này là loại dây leo. Hiện nay, loại cây thấp, chưa thấy có tài liệu hướng dẫn chữa bệnh.
Rau mồng tơi có 2 loại dây trắng và tía, loại tía tốt hơn.
Rau mồng tơi tính mát lạnh nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.