Căn cứ New London khi bắt đầu hoạt động năm 1868 chỉ là một khu vực bình thường. Đến năm 1915, Hải quân Mỹ mới đưa các tàu ngầm đến đây. Đến thập niên 60 của thế kỷ 20, Hải quân Mỹ mở rộng cơ sở tại New London gồm vùng nước quanh cảng và xung quanh các ngọn đồi.
Hiện tại, nơi đây chứa 15 tàu ngầm tấn công. Nhiều người gọi New London là "thủ phủ tàu ngầm" của thế giới. Tất cả thủy thủ trong lực lượng tàu ngầm Mỹ đều phải đến New London một khoảng thời gian để tham gia tập huấn.
Căn cứ cũng là một xưởng bảo trì và sửa chữa tàu ngầm lớn nhất nước Mỹ.
Hoạt động của ban quản lý New London diễn ra liên tục và không ngừng nghỉ. Đây là cơ quan điều phối lưu thông của các tàu vào hoặc rời cảng, giám sát hoạt động ở các khu bảo trì và sửa chữa tàu.Hải quân Mỹ đặc biệt lưu tâm để tránh tình huống các vật liệu độc hại gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh. Một đội tàu và các chuyên viên luôn túc trực để sẵn sàng phản ứng nếu tràn dầu xảy ra, dù đây là những sự cố rất hiếm.
Căn cứ New London cũng đảm nhận chức năng huấn luyện cho những quân nhân phục vụ trên tàu ngầm trong tương lai.
Bên trong một tòa tháp, các thủy thủ tàu ngầm tương lai tham gia khóa tập huấn dưới bể nước sâu hơn 4,5 m.
Ở giai đoạn 2 của khóa tập huấn, các học viên đến một bể nước sâu 37 m, tương đương với điều kiện thực mà một thủy thủ sẽ đối mặt khi tìm cách thoát khỏi tàu ngầm nếu sự cố xảy ra. Họ phải bơi từ đáy hồ lên mặt nước với vận tốc hơn 180 m/phút (10,8 km/h).
Khoảng 6.500 thủy thủ và 2.000 chuyên viên dân sự cùng các nhà thầu của hải quân đang làm việc tại căn cứ New London.
Một phòng của thủy thủ tàu ngầm trong doanh trại tại căn cứ New London.
Khi hoạt động trên bờ, các thủy thủ có điều kiện sinh hoạt, vui chơi và ăn uống phong phú hơn.
Rèn luyện thể lực là phần quan trọng để trở thành một thủy thủ tàu ngầm. Tất cả thủy thủ phải trải qua cuộc kiểm tra tổ chức hai lần mỗi năm.
Bảo tàng lớn nhất tại căn cứ New London là tàu USS Nautilus. Đây là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của thế giới, và cũng là tàu đầu tiên đến Bắc Cực.