Đồng ý tăng lương cơ bản

Lương cơ bản sẽ tăng trong năm tới, người lao động có thể lại đuổi theo giá cả
Lương cơ bản sẽ tăng trong năm tới, người lao động có thể lại đuổi theo giá cả
TP - Ngày 1-10, UBTVQH đã thảo luận, cho ý kiến về các Báo cáo của chính phủ về thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011-2012 và kế hoạch 2011-2015. UBTVQH nhất trí với đề xuất tăng lương cơ bản lên 1.050.000 đồng.

> Nâng lương tối thiểu lên hai triệu đồng/tháng

Lương cơ bản sẽ tăng trong năm tới, người lao động có thể lại đuổi theo giá cả
Lương cơ bản sẽ tăng trong năm tới, người lao động có thể lại đuổi theo giá cả .
 

Nhiều bất ổn

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2011 tốc độ tăng GDP ước đạt khoảng 5,8-6%, thấp hơn năm 2010 (6,8%) và thấp hơn kế hoạch năm (7-7,5%). Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng trong những tháng qua, dự kiến cả năm tăng khoảng 18%.

Thẩm tra của Ủy ban kinh tế nhận định, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng 5,8% - 6% là sự cố gắng lớn. Tuy nhiên, Ủy ban này phân tích, trong số 6/22 chỉ tiêu dự báo không hoàn thành, có hai chỉ tiêu quan trọng là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) thấp hơn năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, dù Chính phủ nhiều lần điều chỉnh.

“Cùng với chỉ tiêu tạo việc làm mới không đạt, những chỉ báo về giảm điện năng tiêu thụ, tăng lượng hàng tồn kho, nền kinh tế đang phải đối mặt những bất ổn kinh tế vĩ mô và có dấu hiệu trì trệ trong tăng trưởng”- Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu chỉ rõ.

Năm 2012, Chính phủ đưa ra hai kịch bản: Kịch bản 1, GDP tăng khoảng 6%, bội chi bằng 4,8% GDP, chỉ số giá tiêu dùng dưới 10%, tổng thu NSNN 736,4 nghìn tỷ đồng, tổng chi NSNN 897,6 nghìn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33,5% GDP. Kịch bản 2, GDP tăng khoảng 6,5%, các chỉ số bội chi và giá tiêu dùng như kịch bản 1. Chính phủ dự kiến lựa chọn kịch bản 1.

Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, lạm phát tăng cao liên tục từ 2007 đến nay, cộng chung tới 60,7%, gây áp lực đời sống. Chính phủ cần phân tích làm rõ tác động và có giải pháp. Cần giảm nợ công Chính phủ ở mức hợp lý, như các Ủy ban kiến nghị, tức thấp hơn so với mức 65% Chính phủ để xuất.

Phát triển bền vững

Giai đoạn 2011-2015, Chính phủ dự kiến 2 kịch phát triển: Kịch bản 1, tăng GDP 5 năm đạt bình quân 6,5%/năm, bội chi ngân sách 4,5% GDP, dư nợ công đến cuối 2015 không quá 65% GDP (năm 2010 là 57,3% GDP); Kịch bản 2, GDP tăng 7%/năm. Đa số ý kiến UBKT tán thành với mức tăng GDP là 7% trong 5 năm.

Chủ nhiệm UBTC-NS Phùng Quốc Hiển nhìn nhận: Chúng ta chưa đủ điều kiện để vừa tăng trưởng nhanh vừa bền vững. Nhiệm vụ lúc này vẫn phải là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, năm 2012 lạm phát phải dưới 1 con số, sau đó giảm dần. Đặt mức lạm phát bình quân 9% trong 5 năm là không ổn, khó thực hiện.

Bên cạnh đó, cần tăng dự trữ quốc gia và tài chính. Mỗi năm cần bỏ ra khoảng 3000 tỷ mỗi năm mới đủ nguồn lực xử lý khi cần. Phải cơ cấu lại ngân sách để giảm và giữ bội chi ở mức hợp lý. “Trong 5 năm tới, chúng ta nên chuyển sang phát triển bền vững. Cần giữ tăng trưởng ở mức từ 6-6,5% và sau đó tăng lên 7% là hợp lý” – Ông Hiển đề nghị.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ đánh giá sâu hơn tình hình kinh tế xã hội tác động tới năm 2012 và 5 năm tới. Về hướng phát triển, 2-3 năm đầu nên tập trung ổn định vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho những năm sau phát triển tốt hơn.

Bình quân 5 năm, dù với kịch bản nào, tăng trưởng phải đạt 7%, lạm phát dưới 10%. Từ 2012 giảm dần nhập siêu, để đến 2015 còn dưới 10%. UBTV QH nhất trí với đề xuất tăng lương cơ bản năm 2012 lên mức 1.050.000 đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG