Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với 6 nguy cơ

TP - Đó là nhận định của GS.TS Lê Quang Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (BĐKH) thuộc ĐH Cần Thơ, tại hội thảo “Xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và ngập lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra hôm 21/7, tại Cần Thơ.

Sáu nguy cơ, bao gồm: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển thủy điện trên sông Mekong; gia tăng dân số và di dân; lạm dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên; thay đổi sử dụng đất; ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. 

Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, từ năm 2010 xâm nhập mặn đến sớm hơn từ 1 đến 1,5 tháng so với trước đây và khả năng kéo dài hơn, độ mặn đầu mùa (tháng 1, 2) có khả năng lớn hơn giữa mùa (tháng 3, 4), ngược với quy luật xâm nhập mặn trước đây.

Do BĐKH nên cơ cấu mùa vụ truyền thống, quy hoạch sản xuất của các vùng thay đổi. Lúa, cây ăn trái, rau màu… giảm năng suất hoặc mất trắng do thiếu nước. Chi phí sản xuất tăng do sử dụng bơm tận dụng nguồn nước, đắp đập ngăn mặn.

MỚI - NÓNG