Năm 2005, một bài viết trên blog Sina có tựa đề "Sự tan vỡ của giấc mơ Thanh Hoa" đã gây chấn động nền giáo dục Trung Quốc, tạo ra một cuộc thảo luận chưa từng có trên mạng xã hội nước này.
Phần đầu của bài viết: "Khi còn nhỏ mẹ cho tôi một giấc mơ. Bà nói, tôi là niềm tự hào của cả trường, sẽ đem lại vinh quang cho cả gia đình khi vào được Đại học Thanh Hoa. Giờ tôi sẽ bỏ học tại Thanh Hoa - nơi tôi đang học tiến sĩ - bởi trong đó chỉ dạy những điều sáo rỗng". Tác giả của bài viết là Vương Ngân - người được mệnh danh là thiên tài ngạo mạn nhất Trung Quốc.
Vương Ngân, sinh năm 1979, tại Tứ Xuyên, từ nhỏ nổi tiếng học giỏi và được gọi là "thần đồng" tại trường. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tứ Xuyên, năm 2001, Vương được học bổng theo học thạc sĩ rồi lên tiến sĩ ngành phần mềm máy tính trường Đại học Thanh Hoa - trường đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc. Tại ngôi trường này, Vương là một trong những sinh viên ưu tú nhất khóa. Đầu năm 2005, tại Hội nghị học thuật quốc tế về thiết kế tự động do IEEE (tổ chức danh giá của cộng đồng khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới) tổ chức, Vương đã giành giải thưởng xuất sắc cho công trình nghiên cứu của mình.
Đời bế tắc của 'thiên tài ngạo mạn nhất Trung Quốc'
Cho mình xuất sắc hơn người, đi học trường nào cũng bỏ, làm ở Google, Microsoft vài tháng là nghỉ, Vương Ngân dần bị tẩy chay.
Ba lần bỏ học tiến sĩ, ở Trung Quốc, Vương Ngân được mọi người đặt cho biệt danh "Thiên tài kiêu ngạo nhất Trung Quốc". Ảnh: sina.
Lúc này, ai cũng nghĩ sau khi tốt nghiệp Vương sẽ trở thành một chuyên gia công nghệ tài năng, làm rạng danh cho gia tộc. Thế nhưng cuối năm 2005, Vương Ngân bỏ học tiến sĩ giữa chừng với lý do ngành giáo dục trong nước quá lạc hậu, chỉ biết dạy lý thuyết, không thực tế. Vương cũng là người đầu tiên bỏ học tiến sĩ trong lịch sử của Đại học Thanh Hoa. Sau khi bỏ học, năm 2006 Vương trúng tuyển vào khoa Khoa học máy tính của Đại học Cornell (Mỹ) - một trong 20 trường đại học danh tiếng nhất thế giới. Nhưng chỉ đúng hai năm sau, lịch sử lại lặp lại khi Vương tiếp tục bỏ học trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Giống như lần trước, Vương giải thích lý do thôi học bằng một bài viết mang tên "Sự thất vọng về Cornell", trong đó nói rằng chương trình của trường chỉ phù hợp cho giới quý tộc ở thế kỷ thứ 18, không phù hợp với thực tế hiện tại. Rời Đại học Cornell, Vương Ngân theo học tiến sĩ Khoa học máy tính tại Đại học Indiana ở Bloomington, Mỹ nhưng cũng bỏ học nửa chừng vào năm 2012 và tiếp tục viết bài "Vĩnh biệt tiến sĩ". Trong bài viết này, Vương chia sẻ sẽ không theo học tiến sĩ nữa vì thấy không có ích. "Tôi sẽ làm một thứ gì đó có ích hơn là chỉ ngồi học", Vương viết. Sau 3 lần bỏ học tiến sĩ giữa chừng, thời điểm này, cộng đồng mạng đặt cho Vương biệt danh "Thiên tài điên rồ nhất Trung Quốc". Sau khi nghỉ học, Vương đến công ty công nghệ nổi tiếng Google để làm thực tập sinh trong 4 tháng. Một quản lý trực tiếp của Vương tại đây từng nhận xét: "Người này là một trong những kỹ sư thông minh nhất mà tôi từng biết. Dự án anh ta đang thực hiện có thể nói là công nghệ tiên tiến nhất mà tôi biết trong hàng chục năm làm việc tại Google. Đó là một tài năng lớn". Thế nhưng "tài năng lớn" đã bỏ việc chỉ sau vài tháng thực tập với lý do không hài lòng với cách điều hành tại đây. "Google là công ty độc ác nhất thế giới và mọi người nên tẩy chay nó", Vương Ngân viết trên blog cá nhân thể hiện sự tức giận. Rời Google, Vương tiếp tục đến làm việc tại Microsoft với lời ca ngợi: "Đây là công ty tốt nhất thế giới". Thế nhưng cũng chỉ 9 tháng sau, Vương kêu ca về việc công ty này trả lương không xứng đáng cho mình và đồng ý nghỉ việc với thỏa thuận "Từ chức có điều kiện" với công ty. Theo đòi hỏi của Vương, trước khi anh nghỉ việc, Microsoft phải đáp ứng mọi điều kiện của mình. "Microsoft thực sự rất thiển cận khi cho rằng những gì tôi - một tài năng xuất chúng - đã cống hiến cho công ty chỉ đáng giá đúng 9 tháng làm việc. Tôi đã làm rất nhiều cho họ, nên 9 tháng tiền lương là không đủ". Đồng thời Vương cũng không quên tố Microsoft là công ty độc ác "Tôi mong nó sớm sụp đổ", Vương viết trên trang cá nhân. Sau một loạt động thái của Vương, Microsoft quyết định "phong sát toàn cầu", tức là không cho Vương làm việc tại bất cứ chi nhánh hay công ty con nào trực thuộc Microsoft trên toàn thế giới.
Vương nhiều lần đánh tiếng trở về nước nhưng không có công ty công nghệ nào ở quê nhà chào đón. Ảnh: sina.
Từ thời điểm này, tiếng xấu của chàng trai họ Vương lan truyền trong giới công nghệ toàn cầu. Nhiều lần Vương đánh tiếng muốn được quay trở về Trung Quốc để làm việc nhưng không nhận được lời mời của bất kỳ công ty nào. Bởi vậy, sau một thời gian Vương tuyên bố sẽ tự mở công ty riêng. "Tôi sẽ thành lập một công ty tuyệt vời. Nó sẽ tạo ra những sản phẩm tinh tế nhất thế giới và mang lại cho con người những lợi ích chưa từng có", Vương tuyên bố. Sau thời điểm này, Vương Ngân hoạt động rất tích cực trên cộng đồng mạng Trung Quốc với các bài báo liên quan tới công nghệ. Tuy nhiên, dưới những bình luận tích cực, Vương cũng nhận phải vô số lời chỉ trích từ trong nước bởi sự kiêu ngạo. Thậm chí nhiều người còn đòi tẩy chay anh. Người đàn ông này sau đó đã cho đóng tất cả các bình luận và hoạt động một cách âm thầm. Năm 2014, Vương Ngân gây xôn xao ở Trung Quốc khi xuất bản một cuốn sách mang tên "Bệnh tâm thần trong giới công nghệ", chỉ ra những biểu hiện tâm thần của các lập trình viên. Hiện ở Trung Quốc, cái tên Vương Ngân không còn được nhắc tới nhiều nữa.
Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Đảng cầm quyền chia rẽ, Tổng thống Hàn Quốc đối mặt cuộc bỏ phiếu luận tội lần hai
TPO - Đảng Dân chủ (DP) đối lập ngày 12/12 tiếp tục đề xuất luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol về nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành.
Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Đồng Văn Thanh
TPO - Ngày 12/12/2024, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Đồng Văn Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.
Tin mới vụ tranh chấp thừa kế của nghệ sĩ Vũ Linh
TPO - TAND TPHCM quyết định đưa vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh ra xét xử công khai vào ngày 16/12.