Độc đáo con đường chìm dưới mặt nước 2 lần mỗi ngày

Năm 1701, con đường mòn nối đất liền và hòn đảo Noirmoutier lần đầu tiên được ghi nhận trên bản đồ. Hơn 100 năm sau, các dịch vụ vận chuyển khách bằng xe ngựa bắt đầu xuất hiện. Ảnh: H1apn.
Năm 1701, con đường mòn nối đất liền và hòn đảo Noirmoutier lần đầu tiên được ghi nhận trên bản đồ. Hơn 100 năm sau, các dịch vụ vận chuyển khách bằng xe ngựa bắt đầu xuất hiện. Ảnh: H1apn.
Khi thủy triều dâng, Passage du Góis lại chìm sâu dưới mặt nước biển. Du khách muốn qua lại giữa vịnh Burnёf và đảo Noirmoutier (Pháp) không còn cách nào khác là chờ nước rút.
Độc đáo con đường chìm dưới mặt nước 2 lần mỗi ngày ảnh 1

Dài khoảng 4,5 km, Passage du Góis có vẻ ngoài bình thường nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Ảnh: Feel-planet.

Độc đáo con đường chìm dưới mặt nước 2 lần mỗi ngày ảnh 2

Khi thủy triều lên, con đường chìm sâu khoảng 4 m dưới mặt nước biển. Ảnh: Drive2.

Độc đáo con đường chìm dưới mặt nước 2 lần mỗi ngày ảnh 3

Người dân chỉ có thể di chuyển trên con đường này 2 lần mỗi ngày, kéo dài tổng cộng khoảng 4 tiếng. Ảnh: Drive2.

Độc đáo con đường chìm dưới mặt nước 2 lần mỗi ngày ảnh 4

Thường xuyên bị nước biển nhấn chìm, xe cộ qua Passage du Góis phải chạy với tốc độ rất thấp vì trơn trượt. Ảnh: Drive2.

Độc đáo con đường chìm dưới mặt nước 2 lần mỗi ngày ảnh 5

Chính quyền địa phương đặt hàng loạt bảng cảnh báo nguy hiểm, đồng thời thông báo cho du khách những giờ để có thể vượt qua đây an toàn. Ảnh: Drive2. 

Độc đáo con đường chìm dưới mặt nước 2 lần mỗi ngày ảnh 6

Tuy vậy, mỗi năm vẫn có nhiều người mắc kẹt giữa đường khi thủy triều dâng cao. Ảnh: Drive2.

Độc đáo con đường chìm dưới mặt nước 2 lần mỗi ngày ảnh 7

Hàng chục tháp cứu hộ đã được xây dựng dọc đường. Du khách mắc kẹt có thể trèo lên tháp này để chờ được cứu hoặc nước rút. Ảnh: Drive2.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.