“Độc chiêu” phòng bệnh viêm mũi xoang tái phát

Viêm xoang là căn bệnh dễ mắc, khó điều trị.
Viêm xoang là căn bệnh dễ mắc, khó điều trị.
TP - Viêm mũi xoang là một bệnh mạn tính phổ biến, dễ mắc, nhưng lại khó điều trị dứt điểm, có tỷ lệ tái phát cao. Tuy nhiên, nếu biết phòng ngừa đúng cách, có thể triệt tiêu hoàn toàn những nguy cơ này.

Bệnh dễ mắc, khó điều trị

Là cơ quan có chức năng điều hòa và làm sạch không khí trước khi đưa vào phổi nên mũi xoang rất dễ bị viêm nhiễm do thường xuyên phải tiếp xúc với mọi điều kiện bất lợi của môi trường như khói bụi, vi khuẩn, nóng, lạnh, virus, nấm mốc… Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết hay thay đổi, sự ô nhiễm của môi trường gia tăng như hiện nay thì tình trạng viêm nhiễm này càng có nhiều cơ hội phát sinh và khó điều trị dứt điểm.

Không những thế, ở Việt Nam, có tới 90% dân số bị sâu răng, viêm lợi nhưng lại không được điều trị kịp thời, dứt điểm và đúng cách. Đây cũng là nguyên nhân khiến số người bị viêm xoang do sâu răng ngày càng tăng, tái phát liên tục.

Những điều cần tránh

Để giúp phòng tránh bệnh tái phát sau điều trị, người bệnh viêm mũi xoang cần đặc biệt chú ý bảo vệ mũi xoang khỏi tất cả những tác nhân có nguy cơ gây bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm:

Khói, bụi, hóa chất… là những tác nhân thường gặp nhất gây nên bệnh viêm mũi xoang. Vì vậy, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các tác nhân này bằng cách đeo khẩu trang khi đi đường hoặc khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Hạn chế tiếp xúc với luồng không khí lạnh:

Bệnh cảm rất dễ chuyển thành viêm mũi xoang, vì vậy, khi trời lạnh, người bệnh cần tránh để vùng mặt và cổ bị nhiễm lạnh gây bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm, làm tổn thương niêm mạc mũi xoang khiến bệnh dễ dàng tái phát.

Tránh làm việc quá sức, sinh hoạt không điều độ:

Xoang mũi lại là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể nên có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Vì vậy, nếu làm việc quá sức, ăn uống không điều độ … sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, dễ gây nhiễm trùng.

Những việc nên làm

Kiên trì điều trị dứt điểm, diệt tận gốc mầm mống gây bệnh là việc quan trọng nhất cần làm để giảm thiểu nguy cơ tái phát viêm mũi xoang.

Theo đó, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Nam có tác dụng loại bỏ các yếu tố bất lợi như phong, hàn, thấp… ra khỏi cơ thể. Nên chọn các dược phẩm có thành phần là các vị thuốc quý như Tân Di, Bạch Chỉ, Tế Tân, Phòng Phong…để làm gia tăng công năng tiêu viêm, diệt khuẩn, giảm đau, thông khiếu, giải độc, làm giãn mạch cục bộ, tăng cường lưu lượng máu, từ đó, giúp trị bệnh từ gốc và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị theo phương pháp kết hợp “trong uống ngoài thoa” bằng thuốc xịt thảo dược cùng loại để tăng hiệu quả phòng và điều trị viêm mũi, viêm xoang.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện tiêm phòng cúm hàng năm, chú trọng đến vấn đề vệ sinh mũi, họng và miệng; nên duy trì một chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó, ngăn chặn nguy cơ gây viêm và hạn chế bệnh viêm mũi xoang quay trở lại.

“Độc chiêu” phòng bệnh viêm mũi xoang tái phát ảnh 1Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược.

Chỉ định: Điều trị viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng có các triệu chứng: đau nhức, ê ẩm vùng đầu trán, sổ mũi, nghẹt mũi.

Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai.

Liều dùng: uống 6-8 viên/ngày chia làm 2 lần. Thời gian dùng từ 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn với thể viêm xoang phức tạp, lâu năm.

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tổng đài tư vấn bệnh xoang: 1900.63.64.68

Website: www.thongxoangtan.vn

Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0240/12/ QLD-TT.

MỚI - NÓNG
Chính sách vượt trội của Phú Yên
Chính sách vượt trội của Phú Yên
TPO - Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam công bố kết quả thực hiện chỉ số thu hút đoàn làm phim. Tỉnh Phú Yên dẫn đầu cả nước ở bộ chỉ số thu hút đoàn làm phim (PAI). Danh sách Top 10 còn có nhiều địa phương hấp dẫn như TPHCM, Đà Nẵng, Ninh Bình.