Doanh thu trên 100 triệu đồng/năm bị đánh thuế: Có khả thi?

Lái xe công nghệ hiện nay đang phải đóng thuế dù thu nhập bấp bênh
Lái xe công nghệ hiện nay đang phải đóng thuế dù thu nhập bấp bênh
TP - Đại diện Tổng cục Thuế khẳng định, việc rà soát nhằm mục đích đưa vào diện quản lý thường xuyên để xác định nếu hộ kinh doanh có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm cơ quan thuế mới ra thông báo để yêu cầu nộp thuế, chống thất thu thuế. Các chuyên gia cho rằng, ngành thuế phải giải trình phương pháp tính, đặc biệt có nên đặt vấn đề thu với những hộ kinh doanh siêu nhỏ, người lao động tự do. 

Lý giải của đại diện ngành thuế 

Trong Công văn số 4965 gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố mới đây về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán năm 2019, Tổng cục Thuế cho biết hoạt động này nhằm đưa vào quản lý thuế nề nếp, chống thất thu thuế.

Bà Tạ Thị Phương Lan, Vụ phó Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế) cho hay: “Theo số liệu tổng điều tra thống kê năm 2017, số cơ sở kinh tế cá thể là hơn 4,32 triệu. So sánh với số hộ kinh doanh đang quản lý thường xuyên của cơ quan thuế năm 2018 là hơn 1,68 triệu hộ thì số chênh lệch là hơn 2,21 triệu cơ cở kinh tế cá thể. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chênh lệch lớn về số liệu là do có sự khác nhau giữa tiêu chí thống kê và tiêu chí quản lý thuế”.

Cụ thể, theo bà Lan, mục tiêu của việc thống kê nhằm đánh giá sự phát triển về lao động, thu nhập trong dân cư, từ đó xác định mức độ đóng góp vào GDP, cơ cấu và sự phân bổ theo địa bàn, ngành nghề của thành phần kinh tế cá thể, do đó, bất cứ thành phần dân cư nào có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), cung cấp dịch vụ có phát sinh thu nhập, dù là chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình cũng thuộc diện được tính vào điều tra thống kê. Trong khi đó, tiêu chí quản lý của cơ quan thuế là những đối tượng thuộc diện chịu thuế theo Luật thuế. 

“Đối với nhóm hộ kinh doanh quy mô nhỏ, chỉ đủ bù đắp cuộc sống bản thân và gia đình thì cơ quan thuế chưa đưa vào diện quản lý. Đơn cử: cá nhân tại các làng nghề truyền thống; cá nhân làm nghề xây dựng tư nhân; cá nhân kinh doanh không thường xuyên tại chợ tạm, chợ cóc, các khu vực giải tỏa, vỉa hè; cá nhân làm nghề xe ôm, bốc vác, làm thuê trong lúc nông nhàn tại bến xe, bến tàu, đầu đường,...; cá nhân kinh doanh lưu động trên đường phố như các xe hàng rong, gánh hàng rong...)”, vị vụ phó cho hay.

Ngoài ra, theo bà Lan, việc rà soát số liệu chênh lệch với cơ quan thống kê sẽ gặp khó như thời điểm điều tra thống kê đã qua (thời gian tổng điều tra thống kê từ năm 2017); có nhiều hộ mới ra kinh doanh nhưng cũng có nhiều hộ đã ngừng hoạt động; có nhiều hộ không tìm thấy tại địa địa chỉ điều tra thống kê.

Sau khi loại trừ các nhóm kinh tế cá thể khác tiêu chí quản lý thường xuyên của cơ quan thuế như nêu trên, số liệu chênh vẫn còn là 581.700 hộ kinh doanh. Để xác định chính xác số liệu chênh lệch nêu trên có thực sự là số lượng hộ kinh doanh mà ngành thuế chưa đưa vào quản lý hay không,  Tổng cục Thuế đã có văn bản yêu cầu các địa phương nghiêm túc thực hiện việc rà soát tại địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương để phát hiện và đưa vào diện quản lý những hộ kinh doanh quy còn bỏ sót.

“Việc rà soát và đưa vào diện quản lý chỉ bao gồm các hộ kinh doanh có địa điểm cố định, thường xuyên. Như vậy, việc rà soát chỉ nhằm mục đích đưa vào diện quản lý thường xuyên để xác định nếu hộ kinh doanh có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì cơ quan thuế mới ra thông báo để yêu cầu nộp thuế (?)”. Bà Lan khẳng định


“Việc rà soát và đưa vào diện quản lý chỉ bao gồm các hộ kinh doanh có địa điểm cố định, thường xuyên. Như vậy, việc rà soát chỉ nhằm mục đích đưa vào diện quản lý thường xuyên để xác định nếu hộ kinh doanh có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì cơ quan thuế mới ra thông báo để yêu cầu nộp thuế (?)”, bà Lan khẳng định.

Loay hoay quản?

Trên 100 triệu đồng/năm tức là doanh thu đạt khoảng hơn 8 triệu đồng/tháng. Mà đây mới chỉ là doanh thu, còn nếu trừ chi phí vốn, và các loại chi phí khác như thuê cửa hàng, phát sinh điện nước, thì có khi số tiền lãi đem về chưa tới được vài triệu đồng/tháng. Với con số này, một người dân sinh sống còn chưa đủ chi tiêu? Vậy thì đánh thuế có khả thi? 

Chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh cho rằng việc bảo đảm công bằng giữa các đối tượng có thu nhập phát sinh phải nộp thuế là cần thiết. Tuy nhiên, muốn làm hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của dư luận thì ngành thuế phải giải trình được phương pháp quản lý, cơ sở tính thuế, cách thu thuế và hiệu quả quản lý ra sao... Nếu không, sẽ có những hộ kinh doanh siêu nhỏ phải chịu mức thuế bất công, còn hộ có doanh thu lớn thì lại chỉ đóng ở mức không tương xứng.

“Ngành thuế phải trả lời được câu hỏi với khu vực kinh doanh nhỏ lẻ, lao động tự do không thường xuyên, liệu có thu được thuế không, có đáng thu không và có cần phải thu không? Nhìn vào quy mô kinh doanh và năng suất lao động của khu vực này, thấy số thu không lớn mà để quản lý được thì tốn rất nhiều nhân lực, công sức. Có thể có một biện pháp là bắt buộc những người bán hàng, kinh doanh, lao động tự do phải có mã số thuế và gắn chip quản lý nhưng lại phải nghĩ đến chi phí phát sinh cho việc này”, ông Doanh nói.

Theo Vụ phó Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân Tạ Thị Phương Lan, căn cứ trên tờ khai thuế và cơ sở dữ liệu quản lý của cơ quan thuế địa phương, ngành thuế sẽ ấn định doanh thu và mức thuế khoán dự kiến. 

Sau khi rà soát, các hộ kinh doanh này sẽ được đưa vào diện quản lý và công khai thông tin - bao gồm cả những hộ kinh doanh chưa đến mức nộp thuế. Việc này nhằm tăng cường khả năng giám sát của người dân, các hộ kinh doanh cùng địa bàn, chính quyền địa phương, qua đó hạn chế tối đa sự thỏa thuận ngầm nếu có giữa cán bộ thuế và hộ kinh doanh.

MỚI - NÓNG