Doanh nghiệp TPHCM tìm giải pháp phát triển nhà máy thông minh

TPO - Đây là chủ đề được các chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ tại Hội thảo “Giải pháp cho nhà máy thông minh” do Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) phối hợp với các đơn vị tổ chức ngày 28/8.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HUBA cho biết, trước những đòi hỏi của việc nâng cao năng suất lao động, ứng dụng công nghệ trong sản xuất thông minh, tối ưu quy trình sản xuất theo chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố thời gian qua đã phải rất nỗ lực để bắt kịp xu hướng. Dù việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số và hướng tới nhà máy thông minh là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững.

Theo ông Hoà, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng, với đặc thù hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi mô hình. Những khó khăn về vốn, về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số đang là bài toán khó cho hầu hết doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đủ thứ, từ vốn đến nhân lực và cả công nghệ cũng như quyết tâm chuyển đổi. Việc có các chính sách trợ lực để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sẽ giúp các doanh nghiệp có sức bật nhanh hơn để tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI.

Tại hội thảo, PGS TS Thoại Nam (Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM) cho biết, nhà máy thông minh là một giải pháp hấp dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Theo ước tính, thị trường sản xuất thông minh sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trên 13% trong khoảng 7 năm tới và đạt tổng trị giá 658,41 tỷ USD vào năm 2030.

Dù sản xuất thông minh đã trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm gần đây nhưng theo PGS TS Thoại Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đối mặt với những không ít trở ngại khi tiếp cận và ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo như thiếu dữ liệu, thiếu kiến thức, kỹ năng. Sự hạn chế về ngân sách, khó khăn trong việc xác định giải pháp phù hợp, thiếu sự tham gia và chiến lược quản lý…cũng đang là thách thức lớn với các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.

Theo các chuyên gia dự toạ đàm, lực cản lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số, nhà máy thông minh ở doanh nghiệp xuất phát từ năng lực tài chính. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cũng có không ít doanh nghiệp coi đó là kinh phí đầu tư cho phát triển dài hạn và sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới. Việc có nguồn vốn tín dụng ưu đãi, có thời hạn phù hợp với quá trình chuyển đổi sẽ giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi để vươn lên nấc thang cao hơn trong chuỗi sản xuất.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh, lan toả mô hình, bài học chuyển đổi thành công; xây dựng tiêu chuẩn nhà máy thông minh để doanh nghiệp đối chiếu, vạch ra lộ trình phù hợp

MỚI - NÓNG
Vụ xe cẩu cắm đầu xuống mương tránh ô tô 16 chỗ vượt ẩu: Giây phút quyết định sự sống còn của lái xe
Vụ xe cẩu cắm đầu xuống mương tránh ô tô 16 chỗ vượt ẩu: Giây phút quyết định sự sống còn của lái xe
TPO - "Sau khi nghe tiếng nổ, chạy ra và thấy người lái xe bị mắc kẹt trong ca bin ô tô gặp nạn đang giơ tay lên như kêu cứu, tôi liền hô hào người dân xung quanh đến cậy cửa giải cứu tái xế,... rất may nạn nhân còn sống”, chị Hà Thị Chiên – nhân chứng vụ tai nạn kể lại.