Dọa đuổi quân Mỹ, Tổng thống Philippines nhắm tới điều gì?

Lính Mỹ và Philippines tham gia tập trận trên đất Philippines hồi tháng 5/2018 Ảnh: AP
Lính Mỹ và Philippines tham gia tập trận trên đất Philippines hồi tháng 5/2018 Ảnh: AP
TP - Theo chuyên gia, mục tiêu là nhằm ngăn chặn các hành vi leo thang trừng phạt của phương Tây nhằm vào quan chức thuộc quyền và có thể là cả bản thân ông Duterte trong thời gian tới, khi nhiệm kỳ tổng thống của ông sắp đi vào giai đoạn cuối.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đe dọa hủy bỏ hiệp ước quân sự với Mỹ nhằm đáp trả lệnh cấm đi lại của chính quyền Washington nhằm vào một số quan chức Philippines.

Theo Asia Times, ông Duterte đã nêu lại lời đe dọa hủy bỏ các hợp tác quân sự với Mỹ trước quyết định từ Washington gần đây áp đặt lệnh cấm đi lại đối với một số quan chức Philippines bị Mỹ cho là vi phạm quyền con người.

Nhà lãnh đạo Philippines cũng được nói là đã từ chối lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa Mỹ và ASEAN được tổ chức tại Las Vegas trong năm nay.

Nếu ông Duterte thực hiện những gì ông nói, đây sẽ là dấu chấm hết cho hiệp ước quân sự và quan hệ đồng minh có từ lâu giữa Philippines và Mỹ, tạo ra lợi thế cho Trung Quốc trước các tranh chấp trên biển Đông, nhà báo Richard  Javad Heydarian nhận định trên Asia Times.

Theo nhà báo này, khi Mỹ và các đồng minh phương Tây đẩy mạnh trừng phạt nhằm vào các nhân vật được cho là thủ phạm trong các vụ “vi phạm nhân quyền” ở Philippines, bao gồm cả những người chủ trương cuộc chiến chống ma túy, ông Duterte có vẻ ngày càng lo lắng hơn về viễn cảnh của ông và các đồng sự khi ông bước dần về cuối của nhiệm kỳ tổng thống 6 năm.

“Bằng việc đe dọa chấm dứt việc để Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự chiến lược ở Philippines, các tiền đồn quan trọng trong chiến lược giành ảnh hưởng ở biển Đông, nhà lãnh đạo Philippines có lẽ hy vọng ngăn chặn được các hành vi leo thang trừng phạt của phương Tây nhằm vào quan chức thuộc quyền và có thể là cả bản thân ông trong những tháng và năm tới”, nhà báo Heydarian viết.

“Xoay trục”

Cùng lúc, ông Duterte đã có những bước đi “xoay trục” sang Nga và Trung Quốc, mà theo lời ông, “tôn trọng chủ quyền của Philippines”, điều ông nói “hoàn toàn thiếu vắng” từ phía Mỹ và phương Tây.

Kể từ khi nhậm chức tổng thống, ông Duterte đã ở thế đối đầu với Mỹ và phương Tây về chuyện nhân quyền. Cuộc chiến chống ma túy đẫm máu, được nói là đã lấy đi tính mạng của hàng ngàn nghi can, đã làm xấu đi quan hệ của Manila với các đồng minh truyền thống.

Ban đầu, chính quyền của ông Trump đã tìm cách làm giảm nhẹ các bất đồng nhằm ưu tiên hợp tác chiến lược chặt chẽ hơn, đặc biệt trước các mối bận tâm chung về sự quả quyết của Trung Quốc trên biển Đông.

Nhưng trong năm 2019, căng thẳng lại gia tăng khi các nỗ lực của quốc hội lưỡng đảng ở Mỹ nhằm trừng phạt “các nhân vật vi phạm nhân quyền ở Philippines” được chính phủ Mỹ ủng hộ.

Những ngày gần đây, một số quan chức hàng đầu Philippines công khai bày tỏ quan ngại về việc phải đối đầu với lệnh cấm đi lại và các biện pháp trừng phạt khác vì bị cáo buộc liên quan đến một số hành vi lạm dụng quyền lực.

Nhân vật nổi bật nhất trong số này là thượng nghị sỹ Bato Dela Rosa, cựu chỉ huy cảnh sát quốc gia Philippines (PNP), người giám sát giai đoạn được cho là “bạo lực nhất” trong cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Duterte.

Ngay sau đó, Tổng thống Duterte tỏ ra cứng rắn khi đe dọa bãi bỏ Hiệp ước Các lực lượng thăm viếng (VFA), được đàm phán ngay sau khi các căn cứ quân sự Mỹ ở Philippines đóng cửa trong những năm 1990, là cơ sở pháp lý để quân đội Mỹ phái binh lính đến Philippines. VFA cũng là cơ sở duy trì liên minh quân sự giữa Mỹ và Philippines, ra đời  từ năm 1951 theo Hiệp ước phòng thủ chung. Hiệp ước này có điều khoản quan trọng quy định luôn có quân Mỹ đồn trú ở Philippines theo dạng luân phiên.

“Tôi được (đại sứ quán Mỹ) thông báo rằng tôi có thể nộp đơn lại nếu muốn, bởi vì thị thực hiện tại của tôi đã bị hủy bỏ”.
Thượng nghị sỹ Bato Dela Rosa xác nhận hôm 22/1  khi được hỏi về thông tin nói rằng thị thực ngoại giao vào Mỹ của ông bị thu hồi

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.