Argentina
Dù chính phủ Argentina cấm boa tiền nhưng hoạt động này vẫn liên tục diễn ra. |
Theo luật lao động năm 2004 của Argentina, việc boa tiền cho người làm việc trong khách sạn hoặc nhà hàng là bất hợp pháp. Hành vi này không được chào đón. Tuy nhiên, trên thực tế tiền boa chiếm khoảng 40% thu nhập trung bình của người phục vụ người Argentina. Do đó, du khách vẫn có thể bồi dưỡng nhân viên phục vụ một cách khéo léo nếu cảm thấy hài lòng.
Đảo Polynesia thuộc Pháp
Không ai mong đợi tiền boa ở Polynesia. Người phục vụ sẵn sàng từ chối nếu khách hàng chi thêm một khoản tiền. Ngoài ra, một số nhà hàng còn đính kèm ghi chú vào hóa đơn để biết họ có hoan nghênh vấn đề này hay không.
Singapore
Tiền boa có phần gây tranh cãi ở Singapore. Nếu chỉ một khoản nhỏ sẽ không gây phản cảm, nhưng việc boa tiền không được khuyến khích tại Singapore. Chính phủ quốc gia này tuyên bố rằng tiền boa không phải là một lối sống trên đảo.
Nhật Bản
Người phục vụ sẽ như bị "dội gáo nước lạnh" nếu khách hàng boa tiền. Văn hóa của quốc gia này là phải hết sức tự hào về công việc của mình. Nhân viên luôn đặt ra tiêu chuẩn rất cao khi cung cấp dịch vụ nên không cần phần tiền thưởng. Lưu ý, việc chi thêm một khoản tiền nhỏ này sẽ khiến chủ cửa hàng cảm thấy phật ý vì có cảm giác trả lương không thỏa đáng cho nhân viên.
Trung Quốc
Boa tiền bị cấm ở Trung Quốc. |
Việc boa tiền hoàn toàn bị cấm ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, hành vi này còn bị coi là hối lộ. Cho đến nay, việc để lại tiền thưởng vẫn trở thành hành vi xúc phạm cá nhân đối với nhân viên nhà hàng hoặc chủ khách sạn.
Hàn Quốc
Giống như Nhật Bản và Trung Quốc, việc đưa tiền boa được coi là thô lỗ ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, một ít tiền boa để lại ở những nhà hàng phong cách phương Tây lại được đánh giá cao. Lưu ý, 10% phí dịch vụ sẽ luôn được cộng thẳng vào hóa đơn nên không cần phải trả nhiều hơn số tiền đó.