Điều hành tỷ giá: sao cho phù hợp?

Tỷ giá - có nhiều cách để đạt niềm tin thị trường. Ảnh: Như Ý.
Tỷ giá - có nhiều cách để đạt niềm tin thị trường. Ảnh: Như Ý.
TP - Điều hành tỷ giá phải đạt được niềm tin thị trường, đó là lưu ý của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khi trao đổi về cách điều hành tỷ giá trong những năm gần đây.

Biên độ 1% khởi tạo ra kỳ vọng

Ông có đánh giá như  thế nào về việc NHNN thay đổi biên độ tỷ giá trong ngày 7/5?

Quyết định tăng biên độ tỉ giá 1% vẫn nằm trong kế hoạch, dự tính trước của NHNN về tỷ giá hối đoái 2015, vẫn chưa vượt ra ngoài. Đây là một biện pháp điều hành của NHNN trước áp lực tỉ giá hối đoái trên cả thị trường chính thức và thị trường phi chính thức diễn ra từ đầu 2015 đến nay. Thời điểm mang tính chu kỳ, các năm trước, điều chỉnh tỷ giá thường rơi vào giữa năm, và bây giờ là tháng 5, cũng là thời điểm không quá bất ngờ.

Câu chuyện 2% là mong muốn, định hướng, nỗ lực của NHNN về tỷ giá hối đoái, tuy nhiên, tình hình diễn biến đã có rất nhiều đổi khác trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế. Quan điểm cá nhân tôi: điều chỉnh 0,25% hay 0,5 chưa chắc giúp ổn định thị trường mà thậm chí có khi còn tạo kỳ vọng trong ngắn hạn về việc tiếp tục tăng nốt chỗ còn lại, do đó không những không giúp ổn định mà còn tạo ra kỳ vọng tăng tiếp nên lựa chọn phương án 1% dựa trên đánh giá của NHNN nhằm giúp ổn định thị trường.

Theo ông việc điều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN sẽ tác động như thế nào đến kinh tế vĩ mô và thị trường? Có nhiều ý kiến cho rằng nếu chúng ta điều chỉnh tỷ giá, nợ công sẽ gia tăng?

Tôi cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chắc chắc sẽ tác động đến chỉ số lạm phát do độ mở của kinh tế Việt Nam đặc biệt quy mô nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn và từ đầu năm đến nay tốc độ nhập khẩu cao hơn so với xuất khẩu. Tuy nhiên với mức điều chỉnh 1% lần này do đó việc tác động quá mạnh đến lạm phát sẽ không xảy ra. Khả năng chúng ta vẫn duy trì được lạm phát thấp hơn nhiều so với mục tiêu ra cho cả năm.

Về nguyên tắc khi chúng ta điều chỉnh tỷ giá hối đoái thì phần tiền Việt phải chi trả cho nợ công cả gốc lẫn lãi sẽ tăng lên. Tuy nhiên việc điều chỉnh tỷ giá lần này chỉ 1%, nếu tính sang tiền Việt cũng chỉ tương đương cỡ 1% và không quá lớn. Bên cạnh đó, chúng ta trả nợ gốc và lãi bằng ngoại tệ các khoản vay của chúng ta, do đó hiện nay có một xu hướng chúng ta bố trí các nguồn ngoại tệ từ các nguồn khác nhau để sử dụng trong đó có một phần để trả cho phần nợ công kia. Do đó nó không tác động trực tiếp đến vấn đề quan hệ giữa nội tệ- ngoại tệ về mặt tỷ giá hối đoái. Do đó cũng giảm bớt áp lực nợ công do tác động của diễn biến tỷ giá.

Điều hành tỷ giá: sao cho phù hợp? ảnh 1 Chuyên gia Vũ Đình Ánh.

Sẽ giữ cam kết 2%?

Khoảng 3-4 năm nay, chúng ta thường đưa ra thông điệp chỉ điều chỉnh tỷ giá trong một biên độ cố định. Điều này có làm cho NHNN trở nên khó khăn trong điều hành không?

Chúng ta nên theo dõi sát diễn biến trên thị trường đồng thời căn cứ trên các dự báo tình hình cán cân thương mại, cán cân thanh toán và diễn biến của quan hệ tỷ giá hối đoái giữa USD và các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới để có quyết định điều hành tỷ giá phù hợp.

Chuyên gia Vũ Đình Ánh

Rõ ràng diễn biến tỷ giá hối đoái cũng như quan điểm điều hành của chúng ta có một thay đổi cơ bản bắt đầu từ năm 2012. Sau khi phá giá rất mạnh vào đầu 2011 thì suốt năm 2012, chúng ta không điều chỉnh tỷ giá hối đoái một lần nào hết. Và đến năm 2013-2014, mỗi năm chúng ta cũng chỉ điều chỉnh tỷ giá 1 lần vào giữa năm và có đưa ra 1 cam kết tỷ giá không tăng quá 2-3% trong mỗi năm. Trong thực tế, chúng ta cũng đã không điều chỉnh tỷ giá hối đoái hết mức cam kết đó.

Sang đến năm 2015, chúng ta cũng đặt ra cam kết là tỷ giá không tăng quá 2%, nhưng cho đến nay chúng ta đã sử dụng hết dư địa đó. Rõ ràng kỳ vọng mong muốn của cơ quan quản lý vẫn là giữ cam kết 2%. Tuy nhiên, chúng ta nên theo dõi sát diễn biến trên thị trường đồng thời căn cứ trên các dự báo tình hình cán cân thương mại, cán cân thanh toán và diễn biến của quan hệ tỷ giá hối đoái giữa USD và các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới để có quyết định điều hành tỷ giá phù hợp.

Ông có cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá lần này niềm tin của thị trường có bị ảnh hưởng?

Có nhiều cách để đạt được niềm tin của thị trường. Ví dụ như năm 2012-2014 để củng cố niềm tin chúng ta đưa ra cam kết và chủ động thực hiện cam kết đó và thậm chí chưa điều chỉnh tới mức chúng ta cam kết. Sang năm 2015 này, chúng ta khẳng định niềm tin bằng cách chủ động điều chỉnh những định hướng về điều chỉnh tỷ giá hối đoái và chúng ta vẫn thực hiện theo những dự tính và định hướng đã điều chỉnh đó thì tôi cho rằng nó cũng không ảnh hưởng đến niềm tin.

Cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…