Điện ảnh cũng tranh cãi

Điện ảnh cũng tranh cãi
TP - Nhà biên kịch Phan Huyền Thư và nhà biên kịch Phan Thanh Tú gửi đơn kiến nghị về trường hợp đạo diễn Nguyễn Thước xin xét Giải thưởng Nhà nước.

> Tám nhạc sĩ phản đối đề cử Giải thưởng Nhà nước về âm nhạc

“Lâu nay tôi chỉ biết giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh dành cho khối sáng tác: Biên kịch sân khấu, điện ảnh; lý luận phê bình điện ảnh, sân khấu; nhà văn, nhà thơ; các công trình nghiên cứu, sáng tác. Đạo diễn có danh hiệu NSƯT, NSND rồi, chứ biên kịch, nhà văn đâu có danh hiệu đó”, Phan Huyền Thư nói.

Số là đạo diễn Nguyễn Thước xin xét giải thưởng Nhà nước về VHNT với cụm ba phim tài liệu: Sự nhọc nhằn của cát (2002), Những công dân @ (2003) và Chất xám (2007).

Phan Thanh Tú là tác giả kịch bản Sự nhọc nhằn của cát. Hai phim còn lại do Phan Huyền Thư viết kịch bản. “Các nhà biên kinh họ sáng tác thầm lặng, cả đời không bao giờ được xét danh hiệu Ưu tú hay Nhân dân. Họ chỉ có giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước để xét cống hiến mà đạo diễn lại nhảy vào, lấy tác phẩm xin giải. Năm nay, đạo diễn Nguyễn Thước xin xét danh hiệu NSND, nay lại xin xét thêm giải thưởng Nhà nước nữa”, Phan Huyền Thư nói.

Đạo diễn Nguyễn Thước giải thích: “Trước kia giải thưởng Nhà nước và Hồ Chí Minh chỉ dành cho tác giả kịch bản. Điều này thay đổi vài năm nay rồi. Ở lần xét tặng trước, NSND Bùi Đình Hạc được giải thưởng Hồ Chí Minh, NSƯT Thanh Vân được giải thưởng Nhà nước, đều với tư cách đạo diễn.

Lần này không phải mình tôi, nhiều đạo diễn: Vương Đức, Đặng Xuân Hải... đều xin xét giải thưởng. Biên kịch như Phan Huyền Thư, Phan Thanh Tú cũng có quyền làm hồ sơ xin xét giải thưởng với tư cách biên kịch. Không có gì giẫm đạp lên nhau cả”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.