Video về một nạn nhân bị đánh đập trong trung tâm lừa đảo ở Campuchia được đưa lên mạng. (Ảnh: Al Jazeera) |
Đến Campuchia từ tháng 9/2020, người đàn ông 32 tuổi mang theo ước mơ khởi nghiệp. Để học hỏi từ thực tế, anh trở thành quản lý nhà hàng của một người bạn ở Phnom Penh. Bạn của anh là người cùng làng ở Trung Quốc.
Lu thấy bạn trở nên giàu có, mua được nhà to và sống sung túc. Anh cũng muốn vợ chồng anh và cậu con trai 2 tuổi được như vậy.
Khi đại dịch COVID-19 lây lan nghiêm trọng, nhà hàng đóng cửa. Lu mắc kẹt ở Campuchia trong tình cảnh thất nghiệp, không đủ tiền mua vé máy bay và trả chi phí cách ly để có thể về nhà.
Nhưng khi đại dịch COVID-19 lây lan nghiêm trọng, nhà hàng đóng cửa. Lu mắc kẹt ở Campuchia trong tình cảnh thất nghiệp, không đủ tiền mua vé máy bay và trả chi phí cách ly để có thể về nhà.
Đó là khi một thực khách thường đến nhà hàng mời anh làm việc, và Lu nhanh chóng đồng ý.
“Anh ta nói tôi chỉ cần phân tích thị trường chứng khoán cho các khách hàng và sẽ được trả hơn 1.500 USD mỗi tháng. Tôi nghĩ tôi chỉ cần làm 2 tháng là đủ để quay về Trung Quốc”, Lu nói với Al Jazeera.
Ngày đầu tiên đến nơi làm việc, Lu phát hiện đó là tụ điểm lừa đảo. Tồi tệ hơn, khi cố gắng rời đi, anh bị giữ lại. Hoá ra anh đã bị bán cho công ty với giá 12.000 USD và chỉ được đi khi nào trả đủ tiền.
Lu Xiangri bị bán cho một tập đoàn lừa đảo qua mạng. (Ảnh: Al Jazeera) |
Jake Sims, giám đốc tại Campuchia của tổ chức phi chính phủ IJM, cho biết các vụ buôn bán và giam người xảy ra rất nhiều. “Có hàng ngàn người ở Campuchia đang bị ép làm việc trong hoạt động lừa đảo”, Sims cho biết.
Các tổ chức lừa đảo hoạt động trong sòng bài, khách sạn, resort, khu tổ hợp văn phòng và dân cư. Đặc điểm chung của những cứ điểm này là các thanh chắn ban công và hàng rào thép gai kiên cố xung quanh. An ninh được thắt chặt mọi lối vào, nên không ai có thể xâm nhập ngoài những băng đảng điều hành chúng.
Sims và nhóm của anh đã hỗ trợ giải thoát hàng chục người nước ngoài, gồm người Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Myanmar.
“Có những thông tin về chuyện họ bị đánh. Họ bị doạ rằng nếu báo cảnh sát, họ sẽ bị đánh. Họ bị doạ bán trên chợ với giá hàng ngàn đô la để làm những hoạt động lừa đảo”, Sims cho biết.
Một số video và bức ảnh về cảnh tượng kinh hoàng trong những công ty lừa đảo như vậy bắt đầu được đưa lên mạng từ giữa năm 2021, cho thấy các nạn nhân bị đánh đập bằng thanh gỗ lớn, bằng roi điện trước mặt những nô lệ khác, trong khi bị còng tay vào khung sắt.
Một số video và bức ảnh về cảnh tượng kinh hoàng trong những công ty lừa đảo như vậy bắt đầu được đưa lên mạng từ giữa năm 2021, cho thấy các nạn nhân bị đánh đập bằng thanh gỗ lớn, bằng roi điện trước mặt những nô lệ khác, trong khi bị còng tay vào khung sắt.
Trong một video, một người đàn ông co rúm trong góc phòng, hai tay ôm đầu để cố tránh đòn đánh từ dùi cui, trong khi kẻ bắt anh ta doạ sẽ chặt tay nếu gia đình không gửi 3.000 USD trong vài giờ tới. Tống tiền là cách mà các nhóm tội phạm sử dụng với những nạn nhân không chịu tham gia hoạt động lừa đảo của chúng.
Trong một video khác được đưa lên mạng, một cô gái Thái Lan vừa khóc nức nở vừa nói: “Tôi sợ ngày nào đó chúng sẽ giết tôi”.
Đủ kiểu lừa
Al Jazeera cho biết đã nói chuyện được với hơn chục nạn nhân người Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, sau khi họ trốn thoát khỏi cảnh bị giam giữ. Các nạn nhân được đổi tên để bảo vệ danh tính.
“Chúng sẽ đánh bạn, dí roi điện nếu bạn không hoàn thành việc được giao”, một người tên Ming kể.
Anh vẫn chưa hết rùng mình khi nhớ lại cảm giác đau đớn khi nhảy từ tầng 2 của toà nhà nơi anh bị giam cách đây 8 tháng để thoát thân.
Tháng 2/2021, Ming, khoảng 20 tuổi, liên lạc theo một quảng cáo đăng trên mạng WeChat về công việc văn phòng ở Campuchia với mức lương cao gấp 10 lần công việc anh đang làm ở Trung Quốc.
Lừa đảo qua mạng là hoạt động quy mô lớn, đánh cắp hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Những kẻ lừa đảo không chỉ nhằm vào người trong nước, mà cả người nước ngoài, từ châu Âu đến Mỹ và Úc.
Giống như nhiều người châu Á đã tìm việc qua quảng cáo trên các ứng dụng như WeChat, QQ, WhatsApp hay Telegram, Ming bị lừa vào ngành công nghiệp lừa đảo.
Anh kể lại cảm giác kinh hoàng khi những kẻ mang vũ khí dùng xe máy đuổi nhóm của anh chạy qua biên giới Việt Nam. “Tôi chỉ hy vọng súng của chúng không bắn trúng chúng tôi”, anh nói.
Ming cho biết anh bị đưa đến một khu nhà nhiều tầng, nơi vài trăm người và nhiều công ty lừa đảo đang thực hiện vô số kiểu lừa đảo trực tuyến nhằm vào người dân Trung Quốc, châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và Thái Lan.
Lừa đảo qua mạng là hoạt động quy mô lớn, đánh cắp hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Những kẻ lừa đảo không chỉ nhằm vào người trong nước, mà cả người nước ngoài, từ châu Âu đến Mỹ và Úc.
Hong, 24 tuổi, kể rằng anh bị ép phải làm trò lừa xổ số nhằm vào những nông dân Trung Quốc ít học.
Thanh niên vốn là huấn luyện viên golf này bị lừa khi nhận lời làm công việc kiểm soát chất lượng tại một nhà máy thực phẩm, với mức lương lên đến 3.000USD/tháng, cộng thêm vé và chi phí cách ly khi di chuyển từ Trung Quốc sang Campuchia. Hong cho biết anh liên lạc với các nạn nhân qua mạng QQ để tạo quan hệ, sau đó dụ dỗ họ đầu tư bằng cách tải 2 ứng dụng, gồm một chương trình rút thăm hợp pháp và một ứng dụng lừa đảo.
Hong cho biết có khoảng 200 người đang làm việc cùng công ty lừa đảo với anh, và tỷ lệ thành công rất cao. Hàng ngàn nạn nhân đầu tư 15.000USD – 30.000USD chỉ trong vòng 2 tháng.
Một người tên Chen kể về kiểu lừa đảo bằng tiền ảo, nhằm vào những phụ nữ Trung Quốc giàu có sống ở nước ngoài.
Trước tiên, kẻ lừa đảo sẽ tạo danh tính giả, dùng ảnh và video tải từ internet.
“Chúng tôi cần phải là ai đó đẹp trai, tích cực và có công việc ổn định. Không cần phải nhà giàu, chỉ cần công việc tốt. Tôi là người goá vợ, kể câu chuyện càng buồn càng tốt”, Chen cho biết.
“Chúng tôi cần phải là ai đó đẹp trai, tích cực và có công việc ổn định. Không cần phải nhà giàu, chỉ cần công việc tốt. Tôi là người goá vợ, kể câu chuyện càng buồn càng tốt”
Tỷ lệ thành công của nhóm này rất cao. Chen nhớ một nhóm gồm 6 người từ Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã lừa được hơn 3 triệu USD và một phụ nữ ở Canada bị lừa 1,5 triệu USD.
Chen cho biết, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Với công nghệ hỗ trợ, những công ty như vậy ép họ phải thực hiện mục tiêu tiếp cận 500 người mỗi ngày.
“Chúng tôi có chương trình mà bạn chỉ cần nhập mã quốc gia, mã thành phố, nó có thể liệt kê tất cả số điện thoại trong thành phố. Sau đó, chúng tôi gửi tin nhắn trực tiếp đến họ”, Chen giải thích.
Anh cho biết công ty mà anh làm việc còn có phần mềm giúp đăng nhập đồng thời 20-30 tài khoản WhatsApp rồi ngay lập tức dịch tin nhắn từ tiếng Trung Quốc ra bất kỳ ngôn ngữ nào được chọn.
Chen bị ép làm cho một nhóm lừa đảo bằng tiền ảo. (Ảnh: Al Jazeera) |
Quan hệ gần gũi hơn giữa Trung Quốc và Campuchia đã tạo nên một làn sóng nhà đầu tư từ Trung Quốc đến quốc gia Đông Nam Á.
Ba nhà đầu tư nổi bật nhất ở Campuchia là Dong Lecheng, Xu Aimin và She Zhijiang đã bị kết án ở Trung Quốc với tội lừa đảo tài chính. She Zhijian gần đây bị bắt ở Thái Lan.
Những đối tượng này đều có liên quan đến những khu lừa đảo ở Campuchia, nhất là ở thành phố ven biển Sihanoukville.
Đầu tư từ Trung Quốc đã biến thành phố duyên hải một thời yên ả này thành trung tâm sòng bạc, nơi tội phạm có tổ chức lộng hành.
Chính quyền ra tay
Ngày 21/8, ông Kheang Phearum - người phát ngôn chính quyền tỉnh Sihanoukville, cho biết nhà chức trách đang tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát để đối phó với tình trạng buôn người và những băng nhóm tội phạm lừa gạt người nước ngoài tới quốc gia này lao động trái phép.
Ông Kheang Phearum khẳng định chính quyền sẽ nỗ lực hết sức để điều tra, truy tìm thủ phạm và trừng trị theo quy định. Nhà chức trách đã lập đường dây nóng bằng tiếng Khmer, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh để các nạn nhân trình báo, đồng thời cam kết sẽ giúp đỡ, giải cứu các nạn nhân bất kể quốc tịch.
Bộ trưởng Nội vụ kiêm Phó Thủ tướng Campuchia Sar Kheng ngày 19/8 cho biết nước này đang rà soát trên quy mô toàn quốc đối với tất cả người nước ngoài đang sinh sống tại Campuchia, ngoại trừ các nhân viên đại sứ quán.
Đây là một phần trong chiến dịch truy quét nạn buôn người được giới chức Campuchia phát động gần đây. Bộ trưởng Nội vụ kiêm Phó Thủ tướng Campuchia Sar Kheng ngày 19/8 cho biết nước này đang rà soát trên quy mô toàn quốc đối với tất cả người nước ngoài đang sinh sống tại Campuchia, ngoại trừ các nhân viên đại sứ quán.
Ông Kheang Phearum cho biết chính quyền sẽ chú trọng tìm kiếm người nước ngoài là nạn nhân của những kẻ buôn người. Cảnh sát hai tỉnh Kandal và Sihanoukville đã bắt đầu kiểm tra tình trạng người nước ngoài cư trú hoặc làm việc tại các khách sạn, bất động sản cho thuê và sòng bạc.
Cảnh sát Campuchia đã bắt một số nghi phạm với cáo buộc tổ chức buôn người, nhiều nạn nhân cũng được đưa vào diện bảo vệ. Ông Kheng không nêu rõ số lượng và quốc tịch của họ, nhưng xác nhận rằng một số người nước ngoài nói với cảnh sát họ bị thu hút bởi những công việc được mô tả là hợp pháp với thù lao hấp dẫn tại Campuchia.
Sau khi đến Campuchia, các nạn nhân bị ép làm các công việc bất hợp pháp, không đúng như những gì họ đồng ý. Họ bị buộc phải thực hiện các cuộc gọi lừa đảo yêu cầu "nộp tiền phạt", hoặc mời chào các cơ hội đầu tư không có thật.
Các tổ chức lừa đảo hoạt động trong sòng bài, khách sạn, resort, khu tổ hợp văn phòng và dân cư. Đặc điểm chung của những cứ điểm này là các thanh chắn ban công và hàng rào thép gai kiên cố xung quanh. An ninh được thắt chặt mọi lối vào, nên không ai có thể xâm nhập ngoài những băng đảng điều hành chúng.