Điềm báo cho tháng 10 đẫm máu

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. (Ảnh: AP)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. (Ảnh: AP)
TPO - Việc lực lượng Azerbaizan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cuối tuần qua phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn ở Nagorno Karabakh mà Nga làm trung gian là hành động thách thức nghiêm trọng đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, báo hiệu một tháng 10 đẫm máu. 

Khi Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ lực lượng Azerbaijan thực hiện cuộc chiến để giành lại khu vực đồi núi thuộc Armenia, Nga đang rơi vào tình thế bị động, chưa chuẩn bị gì cho một thách thức liều lĩnh đối với sức mạnh và vị thế của mình.

Azerbaijan bắt đầu phát động chiến dịch tấn công quân sự vào ngày 27/9. Dù giành được một số kết quả ban đầu và một cuộc tiến công mở màn, cuộc tấn công trên bộ bị cản trở bởi thách thức lớn về địa hình ở Karabakh.

 Lực lượng Azerbaijani phải vật lộn để chiếm và giữ địa bàn, với sự hỗ trợ của lực lượng máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ. Bước ngoặt xuất hiện khi họ có sự thay đổi chiến thuật, dựa nhiều hơn vào tấn công bằng pháo và rocket, không phân biệt mục tiêu trong các thành phố và thị trấn ở Karabakh.

 Trong bối cảnh hai bên đều thiệt hại về người và phương tiện, dường như chỉ có một cơ hội ngắn ngủi để đạt được thỏa thuận ngừng bắn cần thiết.

 Đêm 8/10, Tổng thống Nga Putin trao đổi với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev để thuyết phục họ cử ngoại trưởng đến gặp nhau vào ngày hôm sau ở Mátxcơva.

 Cùng với Pháp và Mỹ, Nga là một đồng chủ tịch của “Nhóm Minsk” thuộc OSCE với sứ mệnh trung gian hòa giải xung đột ở Karabakh.

 Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Azerbaijan Jeyhun Bayramov và người đồng cấp Armenia Zohrab Mnatsakanyan diễn ra vào ngày 9/10 ở Mátxcơva nhằm đạt được “thỏa thuận chấm dứt thù địch vì mục đích nhân đạo”.

 Sau cuộc họp căng thẳng kéo dài 10 giờ đồng hồ dưới sự điều phối của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, hai quan chức Armenia và Azerbaijan đồng ý ngừng bắn từ chiều 10/10. Dù không phải thỏa thuận ngừng bắn chính thức nhưng sự nhất trí này được coi là bước đột phá quan trọng.

 Đó cũng là một bước đột phá đối với Nga, để có thể lấy lại quyền kiểm soát tình hình và gạt Thổ Nhĩ Kỳ khỏi tiến trình ngoại giao.

 Theo thỏa thuận, hai bộ trưởng Armenia và Azerbaijan đồng ý với 4 điều khoản. Thứ nhất, hai bên chấp nhận đề xuất ngừng bắn của Nga để cho phép trao đổi tù nhân chiến tranh và tìm kiếm thi thể những binh lính trên chiến trường, dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế.

 Điểm thứ hai là cam kết tiếp tục đối thoại để xác định “các thông số cụ thể” của thỏa thuận ngừng bắn, dù không đề ra thời gian cụ thể nào.

 Đối với lực lượng Armenia ở Karabakh, điều khoản lỏng lẻo này là một sự thất vọng. Điều này cũng cho thấy sự chia rẽ về ngoại giao, vì Azerbaijan muốn tiếp tục chiến dịch quân sự của họ với hy vọng giành được kết quả đáng kể trên thực địa, còn Armenia và Karabakj muốn ngừng bắn hoàn toàn và ngay lập tức, sau khi họ hứng thiệt hại đáng kể.

 Điểm thứ ba và thứ tư là hai bên đồng ý phải trở lại “đàm phán thực chất” và tái khẳng định vai trò ưu việt của mô hình điều phối của OSCE, dù cuộc chiến kéo dài 2 tuần rõ ràng cho thấy sự thất bại của ngoại giao.

 Bất chấp đầu tư vốn liếng ngoại giao củaNga, thỏa thuận ngừng bắn đạt được sau cuộc gặp marathon ở Mátxcơva chỉ kéo dài không hơn 3 giờ đồng hồ.

 Đến chiều 10/10, quân Azerbaijan nối lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào khu vực phía bắc và tây nam Karabakh, với ý định tăng cường tiêu diệt các đơn vị xe bọc thép và hệ thống phòng không nằm sâu trong lãnh thổ Karabakh.

 Đó không chỉ là việc Azerbaijan quyết định không nể mặt Nga bằng cách gạt thỏa thuận ngừng bắn sang một bên, mà trở ngại đáng kể hơn chính là quyết tâm của Thô Nhĩ Kỳ trong việc thách thức vai trò của Nga.

 Theo giới quan sát, thỏa thuận này không khả thi ngay từ lúc đầu vì nhiều lý do.

 Thỏa thuận thiếu yếu tố ràng buộc, không đề ra biện pháp nào để Nga trừng phạt bên vi phạm, vì thế không đủ ngăn Azerbaijan tấn công quân sự. Để Armenia rơi vào tình thế dễ bị tổn thương khi là bên duy nhất muốn dừng bắn ngay lập tức, nỗ lực của Nga cuối cùng trở thành trống rỗng, không thể đe dọa Azerbaijan hay nước bảo trợ là Thổ Nhĩ Kỳ.

 Kết quả là Azerbaijan tăng cường không kích, dựa vào máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ để tấn công và tuần tra trên không.

 Việc thay đổi trọng tâm sang tấn công trên không chỉ tăng nhịp độ hoạt động mà thể hiện quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực có thể thách thức trực tiếp năng lực phòng không của Nga.

 Có vẻ rõ ràng Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến. Với không gian chiến đấu mở rộng để sử dụng sức mạnh và khí tài chưa từng có, tháng 10 có thể còn đẫm máu hơn nếu cuộc chiến tiếp diễn.

 Các nhà phân tích cho rằng sự răn đe thực tế nhất đối với tính toán của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đến từ ông Putin. Và cơ hội thực sự duy nhất để khôi phục an ninh và ổn định khu vực có thể nằm trong tay nhà lãnh đạo Nga. 

Theo theo AT
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.