Địa phương cấm, cản người dân về quê dịp Tết: Cần xem lại đạo đức công vụ?

0:00 / 0:00
0:00
TP - PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng, các địa phương vận động, cấm người dân, cách ly người dân khi về quê ăn Tết là trái tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ, cần xem lại đạo đức công vụ, tinh thần phục vụ nhân dân.

Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhu cầu đi lại, về quê nghỉ Tết của người lao động ở các địa phương đang tăng cao. Tuy nhiên, một số địa phương có văn bản yêu cầu cách ly, giám sát (7 - 14 ngày) người về từ các vùng có dịch, có địa phương gửi thư ngỏ vận động người dân không về quê đón Tết để tránh lây lan dịch bệnh...

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, cho rằng, các địa phương nêu trên đưa ra những quy định như vậy là "quá căng thẳng". "Người dân về nghỉ Tết mấy ngày mà bắt cách ly 7 - 14 ngày, thực sự là gây khó dễ cho người dân để người dân không về nữa. Có lẽ họ nghĩ rằng, người dân trở về quê, chẳng may xảy ra dịch thì họ lại vất vả nên tốt nhất là cấm, hạn chế", ông Nga nêu. Ông cho rằng, việc này rõ ràng trái với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 128 của Chính phủ. "Khi tiêm vắc xin đầy đủ rồi thì việc đi lại giữa các quốc gia với nhau còn được mà các địa phương ở trong nước lại hạn chế nhau thì không được. Đây là hành động làm khó dễ, khổ nhất vẫn là người dân không được về quê sum họp với gia đình", ông nói.

Địa phương cấm, cản người dân về quê dịp Tết: Cần xem lại đạo đức công vụ? ảnh 1

Một số nơi vận động người dân không về quê ăn Tết. Ảnh: VNN

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, nếu tiêm hai mũi vắc xin rồi mà còn không cho đi lại giữa các tỉnh, bắt xét nghiệm âm tính, cách ly nữa thì "bao nhiêu công sức, tiền của tiêm vắc xin thời gian vừa qua bỏ đi hết". "Nếu vẫn ngăn sông cấm chợ, vẫn không cho về quê thì tiêm vắc xin làm gì nữa", ông Nga đặt vấn đề. Ông cũng nêu về đạo đức công vụ của chính quyền các địa phương trong vấn đề này. Tại sao chính quyền địa phương, cấp cơ sở lại trái với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 128? "Đạo đức công vụ là chính quyền phải phục vụ người dân, tạo điều kiện cho người dân về quê đón Tết, sum họp với gia đình. Có phải do họ không muốn phục vụ người dân? Họ sợ người dân về Tết rồi xảy ra một vài ca lây nhiễm dịch bệnh, họ không được nghỉ ngơi, đón Tết? Đó là đạo đức công vụ. Cấm như thế, người dân vất vả nhưng chính quyền thì nhàn nhã hơn", ông Nga nêu.

Ông cho rằng, hiện nay, việc tiêm phủ vắc xin đã đạt tỷ lệ rất cao, hầu hết các bệnh nhân COVID-19 đều có triệu chứng nhẹ. Chính quyền các địa phương nên tạo thuận lợi cho người dân về quê dịp Tết. "Tôi nghĩ rằng, chính quyền chỉ cần yêu cầu khai báo, thống kê danh sách, tuyên truyền họ về việc tuân thủ quy định phòng, chống dịch, khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người trở về là đủ để đảm bảo an toàn", ông Nga nói.

MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.