Đi chợ nổi Cà Mau, hoa mắt với trái cây ngày Tết

TPO - Chiều ngày 16/2 (ngày 28 Tết), các ghe của chợ nổi Cà Mau được phép cập bến sông Chợ nông sản thực phẩm tại phường 7, TP Cà Mau). Sự góp mặt của các thương hồ miền Tây Nam Bộ khiến cho chợ Tết càng thêm tấp nấp.

Chị Nguyễn Thị Phượng, chủ ghe ở tỉnh Hậu Giang, cho biết “Trái cây vùng nước ngọt Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre… đổ về chợ nổi rất nhiều. Chúng tôi được phép cập bến chợ để bán nhưng phải bán sỉ, không được bán lẻ”.

Nhu cầu trái cây ngày tết ở TP Cà Mau tăng cao. Bà Đặng Thị Ba cho biết: “Trái cây mua trực tiếp ở ghe thì giá rẻ hơn trên bờ nhưng phải mua nhiều. Tôi mua mấy loại vừa cúng ông bà, vừa chia cho các con ăn trong những ngày tết”.

Đi chợ nổi Cà Mau, hoa mắt với trái cây ngày Tết ảnh 1

Các ghe của chợ nổi Cà Mau cặp bến ngã ba sông TP Cà Mau chiều 28 tết.

Đi chợ nổi Cà Mau, hoa mắt với trái cây ngày Tết ảnh 2

Hàng trăm ghe thương hồ chở trái cây cặp bến bán tết.

Đi chợ nổi Cà Mau, hoa mắt với trái cây ngày Tết ảnh 3

Dưa hấu được bán với giá phải chăng.

Đi chợ nổi Cà Mau, hoa mắt với trái cây ngày Tết ảnh 4

Hoa mắt với trái cây.

Đi chợ nổi Cà Mau, hoa mắt với trái cây ngày Tết ảnh 5

Thuận mua vừa bán.

Đi chợ nổi Cà Mau, hoa mắt với trái cây ngày Tết ảnh 6

Khách hàng xuống tận ghe để chọn mua trái cây.

Post by Báo Tiền Phong.

MỚI - NÓNG
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
TPO - Chung cảnh ngộ không người thân, ông Thành và bà Thuỷ tìm thấy sự đồng cảm rồi dọn về ở chung. Suốt hơn 50 năm qua, cặp vợ chồng nghèo dựa vào nhau mà sống, trôi dạt khắp các con ngõ của thủ đô rồi chọn cho mình nơi gầm cầu Long Biên là điểm dừng chân cuối cùng. Đối với ông, sự xuất hiện của bà là niềm động lực duy nhất khiến ông đi hết quãng đời còn lại.
Nhiều nông dân “treo chuồng” vì không còn vốn để tiếp tục chăn nuôi. Ảnh: U.P
Nhà nông, doanh nghiệp nhỏ đói vốn
TP - Chi phí sản xuất tăng cao, giá của sản phẩm đầu ra lao dốc, trong khi không tiếp cận được vốn ngân hàng, kể cả các gói tín dụng lãi suất ưu đãi… khiến nhiều doanh nghiệp (DN), nông dân chăn nuôi phía Nam ngưng trệ sản xuất.