Đề xuất tăng kịch khung thuế môi trường với xăng dầu

Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế môi trường với xăng dầu lên kịch khung nhằm bù hụt thu ngân sách nhà nước
Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế môi trường với xăng dầu lên kịch khung nhằm bù hụt thu ngân sách nhà nước
TPO - Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, bộ này đề xuất tăng thuế môi trường với xăng dầu lên kịch khung, tức là 4.000 đồng/lít từ ngày 1/7/2018.
Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế môi trường với xăng lên kịch khung là 4.000 đồng/lít thay cho mức 3.000 đồng/lít hiện hành; tăng thuế môi trường với dầu Diesel lên kịch khung 2.000 đồng/lít thay cho mức 1.500 đồng/lít hiện hành; thuế với dầu Mazut, dầu Nhờn tăng lên mức kịch khung 2.000 đồng/lít thay cho mức 900 đồng/lít hiện hành; thuế môi trường với Mỡ nhờn lên kịch khung 2.000 đồng/kg thay cho mức 900 đồng/kg hiện hành.

Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường, khung thuế môi trường với xăng là từ 1.000-4.000 đồng/lít; dầu Diesel từ 500-2.000 đồng/lít; dầu Mazut, dầu Nhờn từ 300-2.000 đồng/lít; Mỡ Nhờn từ 300-2.000 đồng/kg.

Theo Bộ Tài chính, đề xuất tăng mức thuế môi trường với xăng dầu lên kịch khung như trên do việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo cam kết hội nhập. Như việc giảm thuế nhập khẩu xăng từ khu vực ASEAN từ 20% hiện nay xuống 8% từ năm 2021-2022, 5% vào năm 2023 và 0% từ năm 2024-2027; thuế nhập khẩu với xăng nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm về 10% từ năm 2018-2020, còn 8% từ năm 2021-2027. Còn dầu Diesel giảm thuế nhập từ Asean và Hàn Quốc về 0% vào năm 2016…

Mặt khác, theo Bộ Tài chính, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN, hay Trung Quốc…

Với phương án đề xuất điều chỉnh nêu trên, Bộ Tài chính tính toán, số tiền thu thuế bảo vệ môi trường từ xăng dầu sẽ đạt 57.312 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 15.684 tỷ đồng/năm so với mức thuế hiện nay.

Cùng với tăng thuế môi trường với xăng dầu lên kịch trần, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thuế môi trường với than đá, dung dịch HCFC và túi ni-long.

Cụ thể, tăng thuế môi trường với than antraxit lên 30.000 đồng/tấn thay cho mức 20.000 đồng/tấn hiện hành. Tăng thuế với than nâu, than mỡ, than đá khác lên 15.000 đồng/tấn thay cho mức 10.000 đồng/tấn hiện hành. Với mức thuế này, ngấn ách dự kiến thu về khoảng 1.590 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 795 tỷ đồng/năm so với hiện nay.

Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thuế môi trường với dụng dung dịch HCFC lên 5.000 đồng/kg, thay cho mức 4.000 đồng/kg hiện hành. Số thu dự kiến khoản này khoảng 63,5 tỷ đồng/năm, tăng 12,7 tỷ đồng/năm so với hiện nay.

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế cũng tăng lên mức trần 50.000 đồng/kg, thay cho mức 40.000 đồng/kg hiện hành. Bộ Tài chính dự kiến ngân sách thu được khoảng 67,5 tỷ đồng/năm, tăng 13,5 tỷ đồng/năm so với mức thuế hiện nay.
Bộ Tài chính tính toán, với tăng mức thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng chịu thuế là xăng dầu, than đá, dung dịch HCFC, túi ni-long, theo số hàng hóa bán ra trong năm 2017, ngân sách sẽ thu về tổng công khoảng 57.312 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 15.684 tỷ đồng/năm so với mức thuế hiện hành.
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
Căn cứ lực lượng an ninh ở Iraq bị không kích
TPO - Lực lượng Huy động Nhân dân (PMF) Iraq - một lực lượng an ninh chính thức - cho biết sở chỉ huy của họ tại căn cứ quân sự Kalso (cách thủ đô Baghdad khoảng 50 km về phía nam) đã hứng chịu một vụ nổ lớn vào tối 19/4. Hai nguồn tin an ninh cho biết vụ nổ là kết quả của một cuộc không kích.