Đề xuất mức phạt khi cho trẻ dưới 10 tuổi ngồi hàng ghế trước ô tô

Bộ Công an đề xuất phạt từ 0,8-1 triệu đồng nếu để trẻ dưới 10 tuổi ngồi cùng hàng ghế với người lái ô tô khi tham gia giao thông.

Trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế riêng

Tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất mức xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên ô tô (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế) ngồi cùng hàng ghế với người lái xe hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định.

Đề xuất mức phạt khi cho trẻ dưới 10 tuổi ngồi hàng ghế trước ô tô ảnh 1
Bộ Công an đề xuất phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe.

Cùng mức phạt trên, Bộ Công an đề xuất các hành vi sẽ bị xử phạt gồm: Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường, chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy, chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

Trước đó, ngày 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026. Trong Luật này có một số quy định liên quan bảo đảm an toàn cho trẻ em khi ngồi trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 10 của Luật quy định trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m không được ngồi cùng hàng ghế với người lái ô tô khi tham gia giao thông.

Trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ghế trước là các vị trí nguy hiểm nhất trên ô tô trong những trường hợp va chạm. Khu vực này sẽ tiếp xúc gần và trực tiếp với các chướng ngại vật hoặc nguyên nhân gây tai nạn nhiều hơn so với ghế phía sau xe.

Hệ thống an toàn chính của ô tô, bao gồm túi khí và dây an toàn ở khu vực ghế trước được các nhà sản xuất bố trí nhằm bảo vệ người ngồi ở các vị trí này, nhưng thiết kế các hệ thống này chủ yếu dành cho người lớn.

Trẻ em có thể trạng nhỏ hơn, không phù hợp với các hệ thống này. Không may, trong trường hợp xảy ra tai nạn, do không được bảo vệ tốt nhất, trẻ em có thể gặp nguy hiểm hơn người lớn so với cùng một vị trí ngồi.

Nhiều nước trên thế giới đã quy định

PGS. TS Phạm Việt Cường, Đại học Y tế Công cộng cho biết, hiện có gần 100 quốc gia đã thể chế hóa quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trẻ em trên ô tô cá nhân.

Đơn cử như trong khu vực ASEAN, Singapore bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ em dưới 135cm, Malaysia bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ em dưới 136cm và dưới 12 tuổi, quy định của Philippines là dưới 12 tuổi hoặc dưới 150cm.

Đề xuất mức phạt khi cho trẻ dưới 10 tuổi ngồi hàng ghế trước ô tô ảnh 2

Nhiều nước trên thế giới cấm trẻ em có chiều cao dưới 1,35m trên ô tô ngồi cùng hàng ghế với người lái xe hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định.

"Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu chính sách về phòng chống chấn thương năm 2021, chỉ 1,3% xe ô tô có sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ, trong đó tỷ lệ này ở Hà Nội là 2,6%, TP.HCM 1,1%, Đà Nẵng 0%", ông Cường nói và nhấn mạnh việc sử dụng thiết bị an toàn phù hợp là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trong trường hợp va chạm giao thông và trẻ em cần sử dụng thiết bị an toàn cho đến khi dùng được dây an toàn của người lớn. Trẻ chỉ có thể dùng dây an toàn khi đủ chiều cao xấp xỉ 150cm.

Theo TS Dương Khánh Vân (cán bộ kỹ thuật Tổ chức Y tế thế giới WHO), nghiên cứu từ WHO khẳng định ghế sau là vị trí an toàn nhất dành cho trẻ. Đồng thời việc sử dụng thiết bị an toàn chuyên dụng giúp giảm ít nhất 60% số ca tử vong ở trẻ em khi xảy ra va chạm.

Trong đó, đối với trẻ 8-12 tuổi, việc sử dụng đệm nâng giúp giảm tới 19% các thương tích không gây tử vong khi so sánh với trẻ chỉ sử dụng dây an toàn.

Đồng quan điểm, bà Trần Thị Xuân Hằng (chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Y tế) cho biết, thiết bị an toàn cho trẻ trên ô tô giúp giữ trẻ không bị văng khỏi chỗ ngồi khi xảy ra va chạm, ngăn chặn việc trẻ bị va đập vào các bề mặt nội thất của xe hay các vật thể bên ngoài đồng thời phân bố lực tác động trên diện rộng. Từ đó, thiết bị giúp bảo vệ đầu, cổ, não của trẻ - những bộ phận nhạy cảm chưa được phát triển hoàn thiện ở lứa tuổi này.

"Việc sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em giúp giảm tỷ lệ tử vong 34-81%, giảm các chấn thương nghiêm trọng 35-72% và giảm các chấn thương khác 25-58%", bà Hằng thông tin.

Theo Giao thông
MỚI - NÓNG
Bình luận

Đặng Đình Dương

Xin hỏi chỉ có 2 bố con đi thì bố, mẹ nào dámnm để 1 mình con ngồi dưới không ạ. Cháu say xe thì sao? Gặp chướng ngại vật phanh gấp thì thế nào!

Thích Trả lời

dc

Có vẻ tốt nhưng nhiều lúc rất bất cập vs thực tiễn

Thích Trả lời

Duy Thanh

Cháu tôi 4,5 tuổi đi xe mỗi lần toàn say xe nôn thốc nôn tháo buộc phải có người lớn bế ngồi ghế trước. Vậy Luật ra thì sẽ đi lại kiểu gì? Chưa kể nếu đi 2 người (1 lớn lái xe, 1 trẻ em ngồi sau) sẽ gây phân tâm cho người lớn vì phải chú ý tới hàng ghế sau xem trẻ nhỏ còn dễ gây tai nạn hơn.

Thích (6)Trả lời

Vinh

@Duy Thanh: thì ôm con ngồi ghế sau có được không

Thích Trả lời

Quang Bang

Nói chung khi luật này ra đời thì các xe gia đình không cần biết có niên hạn bao lâu, miễn là còn chạy được thì từ đó sẽ sinh ra cái gọi là không đạt kiểm định khi cải tạo chỗ ngồi riêng cho trẻ nhỏ theo luật mới, hãy so sánh cho nó tương đồng chứ đừng so sánh quá khập khiễng,sao mà lại so sánh nước VN với Singapore nhỉ, tiêu chuẩn quá cách nhau,hệ thống hạ tầng cũng quá khác nhau, biết rằng tất cả các thứ đều bắt đầu từ số 0,nhưng vẫn nên ví dụ cho nó phù hợp tương đồng

Thích (3)Trả lời

Thành Nguyễn

@Quang Bang: chuẩn quá a ơi trước khi so sánh xem lại mình đã đủ đk phù hợp để áp dụng chưa

Thích Trả lời

Hoang An

@Quang Bang: bạn lên GG tìm hiểu đi. Không cần cải tạo ghế riêng cho trẻ em đâu. Mua thêm ghế cho trẻ em là được. Ghế trẻ em được cố định vào ghế oto bằng chính dây an toàn của ghế oto, thời gian lắp, tháo chưa đến 1 phút. Giá tiền cũng chỉ trên dưới 1 triệu. Còn rẻ hơn nhiều mấy cái đèn độ. Tìm hiểu trước rồi hãy cmt

Thích (2)Trả lời

Bùi ngọc sính

Nói chung ngồi ở đâu là quyền của bố mẹ. Và người lớn. Họ có thể bế con và thắt giây an toàn. Miễn rằng họ tham gia giao thông đúng luật và an toàn cho cả GĐ họ. Còn những chuyện không may xảy ra là ngoài ý muốn. Chứ không ai muốn tai nạn xảy ra cả. Cho nên đó như một cái nhà di động của họ. Có khi cho trẻ ngồi sau còn nguy hiểm hơn

Thích (10)Trả lời

Hoang An

@Bùi ngọc sính: ghế trẻ em, đai an toàn, mũ bảo hiểm xe máy... Không làm giảm tai nạn, nhưng làm giảm thương vong khi tai nạn xảy ra. Nói như bạn thì cần gì quy định thắt dây an toàn, cần gì quy định đội mũ BH xe máy nữa. Tai nạn xảy đến, người gặp tai nạn chịu thiệt nhất. Nhưng cũng ảnh hưởng đến người khác nữa. Xe cấp cứu phải hoạt động nhiều hơn, đội ngũ y bác sĩ phải cứu chữa cho nhiều bệnh nhân hơn, còn bộ phận cứu hộ cứu nạn nữa... Nếu để kệ ai làm nấy chịu. Thì các bác sĩ chỉ cần tập trung chữa bệnh khác. Cho bé ngồi sau, là ngồi yên vị trên ghế trẻ em, cha mẹ ngồi trước thỉnh thoảng đưa mắt qua gương chiếu hậu nhìn trẻ. Vậy thì nguy hiểm hơn ngồi trước thế nào? Để trẻ yên vị, thì người lớn phải tập cho trẻ. Chứ cứ để con ngịch đủ đồ, đứng ngồi không yên trên xe, lỡ có đụng xe thì sao? Không thắt dây an toàn, trẻ sẽ bị văng lên, chấn thương nhiều hơn. Thương con, thì tập cho con ngồi ngoan trên xe, đừng để con nghịch phá.

Thích (2)Trả lời

Đúng

Tôi đề nghị phạt cao hơn.

Thích Trả lời

Thế ngọc

Nói chung dự luật này không thuyết phục.

Thích (6)Trả lời

Ngọc thiện

Nếu 2 cha con đj chung với nhau, việc cho trẻ ngồi trước là giúp dễ quản lí trẻ. Tại sao bắt phải ngồi sau.

Thích (7)Trả lời

Phan Lê

Như vậy nhà có trẻ dưới 4 tuổi là bố mẹ đi đâu bỏ con ở nhà đó.

Thích (2)Trả lời

Vũ đuc cương

Thế trẻ em được sự bế của người ngồi cùng có thắt dây an toàn thì bị phạt không

Thích (5)Trả lời

Phúc

Người lớn dưới 135cm thì sao,tính mạng trẻ em quan trọng thế tính mạng người lớn không quan trọng à?

Thích (14)Trả lời

Tuan tran

Để nâng cao ý thức về hành vi này nên chăng có thêm hình thứ trừ điểm trong giấy phép lái xe dù chỉ 1 hoặc 2 điểm.

Thích (2)Trả lời

Dung

@Tuan tran: xin hỏi bạn như m thi được 80đ, thế cứ vi phạm 1 lỗi là thi lại bằng ah

Thích (3)Trả lời

Nói thật

Nếu để trẻ một mình ở hàng ghế dưới có khả năng còn tăng thêm nguy cơ tai nạn nữa là đằng khác (nếu những đứa trẻ hiếu động)

Thích (63)Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ, không được phép yếu đi

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ, không được phép yếu đi

TPO - Phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ, không được phép yếu đi, lưu ý, càng khó khăn, càng phải đoàn kết, càng phải chung sức, đồng lòng.