Hà Nội:

Đề xuất điều chỉnh Luật 'gỡ vướng' cải tạo chung cư cũ

Nhiều chung cư cấp độ D - cực kỳ nguy hiểm vẫn chưa tìm được hướng cải tạo phù hợp.
Nhiều chung cư cấp độ D - cực kỳ nguy hiểm vẫn chưa tìm được hướng cải tạo phù hợp.
TPO - Tại buổi làm việc với đoàn giám sát Quốc hội, lãnh đạo Hà Nội chỉ ra sự thiếu đồng bộ, chồng chéo giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai về nội dung liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư. Đồng thời đề xuất điều chỉnh một số nội dung Luật phù hợp với tình hình thực tiễn; cơ chế đặc thù với các dự án xây dựng, cải tạo chung cư cũ...

Ngày 24/1, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp Đoàn giám sát số 2 của Quốc hội Khóa XIV làm việc với UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018, do Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Trưởng đoàn.

Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, mục tiêu của Đoàn giám sát là nhằm tìm hiểu hiệu quả của cơ chế chính sách hiện hành, quá trình triển khai thực hiện cũng như khó khăn, hạn chế trong thực tiễn, từ đó đề xuất những kiến nghị để thực hiện Luật được tốt hơn.

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, thực hiện quy định của Luật Đất đai 2013, UBND thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện, ban hành các văn bản quy định một số nội dung thuộc thẩm quyền liên quan đến các lĩnh vực: Giao đất cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất; đấu giá quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; quy định về giá các loại đất...

Đề xuất điều chỉnh Luật 'gỡ vướng' cải tạo chung cư cũ ảnh 1 Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: ANTĐ

Trong công tác quản lý quy hoạch đô thị, thành phố đã ban hành các văn bản về: Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc; quy định về lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ đồ án và quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị...

Qua triển khai, thành phố xác định một số khó khăn, hạn chế. Trong đó nổi bật là việc còn có sự thiếu đồng bộ, chồng chéo giữa các luật, như Luật Đầu tư và Luật Đất đai về nội dung liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư.

Quy định về các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất chưa rõ ràng. Việc xác định giá đất cụ thể của một số dự án còn nhiều vướng mắc... Từ việc xác định khó khăn, hạn chế như trên, UBND thành phố đã có những kiến nghị, góp ý với Đoàn giám sát để đóng góp vào quá trình xây dựng, sửa chữa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan...

UBND thành phố cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ. Trong đó, thành phố kiến nghị sửa đổi một số quy định của Luật Đất đai; nghiên cứu đẩy nhanh quy trình, thủ tục thẩm định dự án để rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư, sớm triển khai dự án đưa vào hoạt động, phát huy hiệu quả đầu tư...

Hà Nội cũng đề xuất điều chỉnh một số nội dung Luật và các văn bản hướng dẫn Luật phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển của thành phố; xây dựng cơ chế đặc thù với các dự án xây dựng, cải tạo chung cư cũ...

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.