Đề Văn thi vào THPT chuyên Sư phạm Hà Nội: Nhẹ nhàng, không lắt léo

Thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Hà Nội sau buổi thi Ngữ Văn. Ảnh: Đỗ Hợp
Thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Hà Nội sau buổi thi Ngữ Văn. Ảnh: Đỗ Hợp
TPO - Sáng nay (29/5), học sinh dự thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Sư phạm làm bài thi môn chung Ngữ Văn. Theo các học sinh đề cơ bản, không lắt léo, không đánh đố học sinh.

Ra khỏi phòng thi sáng nay, em Nguyễn Thu Trang dự thi vào chuyên Toán trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nộ cho rằng, đề Ngữ văn sáng nay khá cơ bản, các câu hỏi toàn diện các đơn vị kiến thức, kĩ năng của thí sinh.

“Các câu hỏi không lắt léo hay đánh đố nhưng muốn hoàn thành tốt bài làm, ngoài kiến thức SGK, các em cần có kiến thức thực tế. Đề tương tự các năm trước, các câu đều dễ viết”- Trang cho biết.

Em Bùi Thu Mai, trường THCS Nguyễn Tất Thành cho rằng, đề Ngữ văn sáng nay khá dễ, hình thức đề thi quen thuộc với 3 câu hỏi gồm: Câu thứ nhất dạng Đọc hiểu; Câu 2 thuộc chủ đề Nghị luận xã hội và câu thứ 3 thuộc chủ đề Nghị luận văn học.

“Với đề như thế này, cái khó là học sinh phải tự xác định vai trò của từng câu để phân bổ thời gian làm bài cho phù hợp. Nếu không phân bố thời gian hợp lý, thì khó có thể làm tròn trịa hết các câu”- Mai chia sẻ.

Đề Văn thi vào THPT chuyên Sư phạm Hà Nội: Nhẹ nhàng, không lắt léo ảnh 1
 
Đề Văn thi vào THPT chuyên Sư phạm Hà Nội: Nhẹ nhàng, không lắt léo ảnh 2

Dễ thở, nhẹ nhàng

Theo các giáo viên, đề thi Ngữ văn sáng nay vào trường THPT chuyên ĐH Sư phạm nhẹ nhàng, đánh giá được các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và năng lực cảm thụ chung của thí sinh

Hình thức đề thi quen thuộc với 3 câu hỏi lần lượt bao gồm: Câu thứ nhất thuộc dạng Đọc hiểu; Câu 2 thuộc chủ đề Nghị luận xã hội và câu thứ 3 thuộc chủ đề Nghị luận văn học.

Cũng như đề thi năm 2018, đề năm 2019 không có cấu trúc điểm, học sinh phải tự xác định vai trò của từng câu để phân bổ thời gian làm bài cho phù hợp.

Câu 1, là câu hỏi liên quan về kiến thức tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn, ngữ liệu văn bản nằm ngoài sách giáo khoa Ngữ văn 9 (đoạn trích được trích trong Ai đã đặt tên cho dòng song của Hoàng Phủ Ngọc Tường). Xu hướng sử dụng ngữ liệu bên ngoài chương trình xu hướng chung với các dạng bài Đọc hiểu.

Câu 2, là câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội, chủ đề liên quan đến môi trường đất, tầm ảnh hưởng hưởng và vai trò của đẩt với con người. Ẩn ý sâu xa của câu hỏi gắn với tình mẫu tử - một chủ đề tương đối quen thuộc và gần gũi với thí sinh.

Câu 3, là câu hỏi nghị luận văn học yêu cầu cảm nhận về 3 khổ thơ trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt. Yêu cầu đề bài không lạ, không khó nhưng yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức và có năng lực cảm thụ tốt vì đây là đoạn thơ rất xúc động trong suốt chiều dài nỗi nhớ của người cháu về bà của mình.

Về nội dung và phạm vi kiến thức: Các câu hỏi trong chương trình Ngữ văn 9 là chủ yếu, kiến thức nghị luận xã hội học sinh đã được học trong chương trình Ngữ văn 6.

Về độ khó và hình thức thể hiện: Đề thi không có câu hỏi khó và không có câu hỏi mang tính đánh đố. Đối với câu hỏi Nghị luận xã hội, học sinh chú ý tránh sa vào kể lể, xa đề, liệt kê những vấn đề thiếu trọng tâm. Học sinh cần chú ý đến yêu cầu tiếng Việt và số lượng của đoạn văn Nghị luận xã hội ở câu 2.

Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Ngữ văn Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết “đề Văn Chuyên Sư phạm năm nay kiểm tra khá toàn diện các đơn vị kiến thức, kĩ năng của thí sinh. Các câu hỏi không lắt léo hay đánh đố nhưng muốn hoàn thành tốt bài làm, các em cần nắm chắc những kiến thức trong chương trình học, có kiến thức thực tế đồng thời kĩ năng làm bài phải thành thạo, nhuần nhuyễn. Với đề thi này, nhiều bạn sẽ cảm thấy “dễ thở” vì mình có thể hoàn thành tốt đa phần các yêu cầu của đề thi, điểm 6-7 sẽ phổ biến.

MỚI - NÓNG