Quảng Bình:

Đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói khẩn cấp cho người dân vùng ngập lũ

Người dân miền Trung đang vô cùng vất vả đối phó với lũ
Người dân miền Trung đang vô cùng vất vả đối phó với lũ
TPO - Sáng 16/10, Chi cục Phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên cho biết, Văn phòng BCH PCTT&TKCN 2 tỉnh bị thiệt hại là Quảng Bình và Thừa Thiên Huế đã đề nghị UBND tỉnh có đề xuất kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ban ngành trung ương hỗ trợ khẩn cấp vùng thiệt hại do mưa lũ.

Thiệt hại nặng nề, giao thông bị chia cắt.

Theo chi cục  phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên tính đến 6h sáng nay (ngày 16/10), các truyến đường QL1A, QL 9B tỉnh lộ 570B, 561 đã lưu thông đã thông tuyến bước 1.

QL 1A đoạn qua TX Ba Đồn đã được dỡ dải phân cách vào trưa 15/10 để lũ thoát nhanh. Đường Hồ Chí Minh nhánh đông đoạn K900-K911 ( qua xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa) còn ách tắt; Các tuyến đường quốc lộ 9, 12A, 12C 15 vẫn còn một số điểm ngập, tắt đường (QL 9: 02 điểm; QL12A: 04 điểm; QL 15: 06 điểm); Các tuyến tỉnh lộ 559, 559B, 561, 570B, 561 có 07 điểm bị ngập sâu 0,5-0,8m (559: 02 điểm, 559B: 03 điểm, 561: 2 điểm). Các tuyến đường huyện, liên xã, liên thôn hầu hết đều bị ngập.  Cục Quản lý đường bộ 2 phối hợp với cảnh sát giao thông đã tổ chức ngăn đường và phân luồng từ xa không để xảy ra tình trạng ách tắc trên tuyến. Hiện nước đang rút dần

Riêng Đường sắt Bắc-Nam chưa thể lưu thông do đường sắt qua tỉnh Quảng Bình bị lũ cuốn gây sạt lở mái ta luy, xói nền đường tại nhiều vị trí. Mưa lớn đã gây sạt lở mái ta luy dương nền đường sâu 18-20m, rộng khoảng 16m tại đường sắt Bắc - Nam đoạn khu gian Ngọc Lâm - Lạc Sơn thuộc xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa. 

Công ty CP đường sắt Quảng Bình phải phong tỏa các đoạn đường sắt kể trên. Có 04 đoàn tàu/366 hành khách đang dừng tại 3 ga Mỹ Đức, Đồng Hới, Lệ Sơn. Riêng tàu đoàn tàu SE19 tại ga Lệ Sơn/ 132 hành khách đã được UBND tỉnh hỗ trợ xăng đầu để tàu nổ máy phục vụ điện sinh hoạt, và nhu yếu phẩm. Đến chiều 15/10, tỉnh đã ứng cứu chuyển về TP Đồng Hới 132 khách (với 98 khách nước ngoài) bị kẹt trên tàu tại ga Lê Sơn, huyện Tuyên Hoá.

Sáng 15/10, ngập lụt nghiêm trọng đã xảy ra trên lưu vực sông Gianh và sông Kiến Giang với 71.287 nhà tại 115 xã thuộc 08 huyện bị ngập sâu từ 0,5 đến 3m, nhiều nơi ngập sâu trên 3m. Trong đó có gồm 05 huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, TX Ba Đồn, Quảng Trạch, Bố Trạch thuộc lưu vực sông Gianh; và 03 huyện, thị: Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy thuộc lưu vực sông Kiến Giang. Cụ thể: Minh Hóa: 2.667 nhà;  Tuyên Hóa: 8.767 nhà; TX Ba Đồn: 22.873 nhà; Quảng Trạch: 3.139 nhà; Bố Trạch: 4.500 hộ; Đồng Hới: 1.441 nhà; Quảng Ninh: 8.100 nhà; Lệ Thủy: 19.800 nhà. Đây là những vùng thường xuyên bị ngập, lụt. Hiện nước đang rút dần. Công tác thống kê đang tiếp tục thực hiện.

Có khoảng 15 khu vực với 354 hộ thuộc 03 xã Châu Hóa, Mai Hóa, Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa bị cô lập do sạt lở đường hoặc nước ngập đường. Đã xảy ra lũ quét tại xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa sáng 15/10, có ảnh hưởng 46 nhà dân.

Đề nghị hỗ trợ khẩn cấp 5.000 tấn gạo cứu đói

Trước tình hình mưa lũ, tỉnh Quảng Bình đề nghị hỗ trợ cứu đói cho người dân ở những vùng thiệt hại không có gạo để ăn: 5.000 tấn gạo, trước mắt hỗ trợ 2.000 tấn. Hỗ trợ 250 tỷ đồng, trước mắt hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng để sớm khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra.

Hỗ trợ giống cây trồng phù hợp với cơ cấu giống của tỉnh, cho tỉnh nhận giống  tại Công ty cổ phần giống cây Quảng Bình: Lúa giống các loại: 500 tấn; Ngô giống các loại: 100 tấn;  Lạc giống các loại: 100 tấn; Hỗ trợ hạt giống rau: 15 tấn. Hỗ trợ giống vật nuôi, thuốc xử lý môi trường, nước sinh hoạt và các vật tư thiết bị khác, phòng dịch bệnh vật nuôi, cây trồng: 50 tỷ đồng.

Đề nghị Trung ương hỗ trợ tỉnh khắc phục, sửa chữa các công trình thiết yếu, để ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân với tổng số tiền là: 1.220 tỷ đồng, gồm: Hệ thống thủy lợi, đê, kè: Hỗ trợ khắc phục sửa chửa công trình bị hư hỏng: 300 tỷ đồng; Hỗ trợ ngư dân có tàu thuyền bị đứt dây neo, bị sóng gió đánh chìm trong đợt mưa lũ: 100 tỷ đồng; Hỗ trợ khắc phục sửa chữa hệ thống đường giao thông nông thôn đã bị thiệt hại do lũ lụt để ổn định đời sống nhân dân: 400 tỷ đồng; Hỗ trợ 300 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiệt hại hệ thống trường lớp học, thiết bị phục vụ dạy và học trên toàn tỉnh đã bị hư hỏng nặng; Hỗ trợ xây dựng các công trình khẩn cấp:  80 tỷ đồng.

Ngoài ra, Quảng Bình cũng đề nghị Trung ương có chính sách khoanh nợ, giảm lãi suất hoặc không tính lãi suất cho vay đối với các khoản vay của các doanh nghiệp và hộ gia đình bị thiệt hại do bão gây ra; đồng thời, tiếp tục có chính sách cho vay ưu đãi để khắc phục hậu quả bão lụt nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. 

Về nông nghiệp: Có chính sách hỗ trợ các diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại, đặc biệt là diện tích cao su và rừng trồng; hỗ trợ vốn cho ngư dân khôi phục, sửa chữa, đóng mới tàu bị thiệt hại do thiên tai. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà vượt lũ cho người dân ở các vùng thấp, vùng có nguy cơ cao...

Trong khi đó, tỉnh TT-Huề đề nghị hỗ trợ đầu tư trước mắt cho 20km với khoảng 300 tỷ đồng, xây dựng công trình chống sạt lở một số đoạn bờ sông Bồ; một số đoạn qua sông Hương.  Hỗ trợ khoảng 1.000 tỷ, để xây dựng các công trình chống sạt lở bờ biển tại xã Phú Thuận, xã Vinh Hải và xã Quảng Công. 

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm đầu tư 3 hệ thống máy đo gió (1 tại Thuận An, 1 tại Phú Lộc và 1 tại trung tâm TP Huế). Hiện nay, chỉ có máy đo gió đặt ở trạm Khí tượng Huế tại xã Thủy Bằng nằm sâu trong đất liền chưa phản ánh đúng cấp độ gió khu vực ven biển và TP Huế...

MỚI - NÓNG