Để không bị động

Để không bị động
TP - Hôm qua, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã đồng ý đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ, sau hai tiếng đồng hồ đối thoại với các quan chức nước ta.

Vị đại diện WWF còn hứa sẽ khuyến cáo khách hàng châu Âu sử dụng sản phẩm cá tra. Sự thật đã được khẳng định, chân lý được tôn trọng và đặc biệt qua đó, uy tín của cá tra Việt Nam lẫn WWF được khôi phục như cách nói quen thuộc, hai bên cùng thắng.

Thêm một lần chúng ta bảo vệ thành công sản phẩm chiến lược quốc gia và lần này còn chứng tỏ khả năng hợp lực kịp thời, có hiệu quả. Quản lý nhà nước, hội nghề nghiệp, cả cơ quan ngoại giao và hệ thống truyền thông nhanh chóng vào cuộc.

Nhu cầu bảo vệ cá tra, bảo vệ lợi ích của chúng ta là chính đáng. Tham gia thị trường toàn cầu, lợi ích kinh tế của các quốc gia tất yếu va chạm nhau và giải quyết phải chủ động, hợp lực trên cơ sở minh bạch thông tin, sòng phẳng đánh giá và có căn cứ khoa học.

Một số quan chức sau cuộc tham gia cuộc đối thoại thành công với WWF, cũng thẳng thắn bày tỏ, chúng ta còn nhiều việc phải làm. Cá tra Việt Nam đã chiếm thị phần lớn trên thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 là 1.453 triệu USD, năm 2009 là 1.342 triệu USD, năm nay dự kiến cũng khả quan, không thể không khiến các đối thủ cạnh tranh tìm mọi cách giành lại thị trường.

Con cá tra Việt Nam đã bơi ra thị trường toàn cầu một cách ngoạn mục, giành nhiều thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt, tuy nhiên ngay cả thắng lợi ngày hôm qua thì cũng còn trong tư thế bị động đối phó. Nói như Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát là “nơi nào kêu thì đỡ”.

Thời gian gần đây, cá tra thường bị công kích vào vấn đề ô nhiễm môi trường. Điều này, chúng ta đã dự đoán được. Bộ trưởng Cao Đức Phát trong cuộc ra mắt Ban Chỉ đạo Sản xuất và Tiêu thụ cá tra ĐBSCL tại Cần Thơ ngày 23-6-2009 đã nhắc “không nên cãi lý mà phải đưa ra các căn cứ khoa học để bảo vệ quan điểm”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát khi đó đã yêu cầu các địa phương xây dựng hệ thống quan trắc môi trường ở vùng nuôi cá tra và định kỳ công bố cho toàn thế giới biết. Sau đó, trong đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra công bố tháng 11-2009, Bộ NN&PTNT đặt kế hoạch từ 2009 đến 2015 sẽ xây dựng 90 trạm quan trắc môi trường ở 9 tỉnh, thành phố ĐBSCL bằng vốn ngân sách trung ương.

Nhiều khu nuôi cá tra đã bảo vệ môi trường rất tốt, nhiều nhà máy chế biến hiện đại có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, song vấn đề là phải trở thành quy trình và được quản lý chặt chẽ. Hiệp hội Cá tra ĐBSCL sau nhiều lần hứa hẹn suốt hai năm qua, cũng nên chính thức ra đời để trực tiếp bảo vệ quyền lợi của các hội viên.

Dù sao, qua con cá tra giúp chúng ta hiểu rõ hơn câu chuyện của hội nhập, của làm ăn thời toàn cầu hóa. Hãy bài bản hơn nữa, hãy chủ động cung cấp thông tin để tránh mọi sự hiểu lầm, hiểu sai không cần thiết.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.