Đề án giáo dục 749 tỷ bị đổ: Do vẽ số tiền lớn nhưng thiếu cơ sở?

TPO - Liên quan đến vấn đề Bộ GD&ĐT quyết định  thu hồi đề án đổi mới thi lên tới 749 tỷ đồng, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho hay, việc Bộ quyết định thu hồi là việc đúng và kịp thời.

"Số tiền khủng khiếp, không hợp lý"

TS Lê Viết Khuyến cho rằng, bản thân rất khoăn khoăn đề án này: “nếu là dự thảo trong quá trình soạn thảo hay nhìn ở một đề án được ban hành thì rõ ràng đều có vấn đề".

Mức độ công bố đề án hiện cũng chưa rõ. Thường trước đây Bộ GD&ĐT làm đề án công bố lấy ý kiến nhiều nơi nữa, lần này thì không thấy,  TS Khuyến băn khoăn.

TS Khuyến cũng cho rằng, may mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thu hồi nhanh: “ Quyết định thu hồi là đúng và kịp thời chứ vẫn để thì sẽ dẫn tới hậu quả khó lường”- TS Khuyến nói

TS Khuyến nhìn nhận, nếu đề án vẫn tiếp tục, hậu quả ở chỗ nội dung các công việc đưa ra cho đề án mang tính chất tự lập, không phù hợp.  Mặt khác, số tiền dự toán như thế quá khủng khiếp. 

"Đề án cải tiến giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới khi đầu tiên đưa ra trình lên quốc hội 34.000 sau xuống chỉ còn 800 tỷ. Đề án đó lớn, đây chỉ có bảng việc rất cụ thể chỉ có thi tốt nghiệp, kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ mà mà lên tới 749 tỷ,  dự toán như thế là không hợp lý”- TS Khuyến nhấn mạnh.

TS Khuyến ý kiến, về vấn đề thi THPT quốc gia gia nên cần đề thi chung cho tất cả các vùng miền trên cả nước, đương nhiên Bộ GD&ĐT dùng ngân sách quốc gia làm đề thi là hợp lý.

Còn việc tuyển sinh ĐH là việc của các trường ĐH, điều này đã được quy định rất rõ trong điều 34 của Luật Giáo dục Đại học.  Việc tổ chức thi như thế nào thì Bộ nên giao lại cho các địa phương và người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm, Bộ GD&ĐT chỉ nên làm công tác thanh tra, kiểm tra.

“Nhưng trong đề án này Bộ vẫn cứ can thiệp vào, vẫn duyệt kinh phí này khác. Như vậy, đề án sẽ bị đội kinh phí lên”- TS Khuyến nói. 

Đề án bị “đổ” do vẽ số tiền lớn nhưng thiếu cơ sở?

Một chuyên gia về quản lý giáo dục cho rằng: việc vẽ ra số tiền rất lớn như vậy thiếu cơ sở tính toán hợp lý như định mức chi phí cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm là bao nhiêu? 

“Tại sao việc xây dựng ngân hàng đề thi nhà nước phải ôm mà không đấu thầu để các tổ chức tư nhân tham gia? Sản xuất ra đề thi hoàn toàn thu được lãi từ thu phí người dự thi? Và không phải một lúc thi hết cả ngân hàng đề,... như vậy sẽ xảy ra trường hợp bị lặp chi phí, dễ sinh tham nhũng”- chuyên gia về quản lý giáo dục này cho biết.

Cũng theo chuyên gia này, tính trung bình 3 năm, thì chi phí cho mỗi thí sinh trên 300.000 VNĐ/ thí sinh. Nếu tính cả chi phí cá nhân thí sinh, địa phương và các trường thì con số này còn lớn hơn chi phí trên đầu một thí sinh ở Mỹ.

Chuyên gia này cho rằng, để có một đề án thì phải phân tích hiện trạng xem đang có vấn đề gì nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu để đảm bảo tính cần thiết, không có thì không được như: nếu không có đề án thi cử thì chất lượng giáo dục đi xuống, hoặc hiệu quả thấp và có minh chứng điều đó. 

“Tuy nhiên, thông báo mới đây dừng dự án của Bộ lại nói kỳ thi vừa qua tốt, vậy thì vấn đề ở đâu? Phải chăng chương trình mới thì áp dụng ngay cho lớp 11, 12 năm tới thì lại mâu thuẫn đổi mới kiểu cuốn chiếu... vì thế nếu không xác định rõ vấn đề trong thi tốt nghiệp THPT thì không nhất thiết làm Đề án”- chuyên gia này cho biết.

MỚI - NÓNG