Đề án 32 và những mục tiêu đã hoàn thành

Cán bộ TT CTXH Quảng Ninh thăm đối tượng cần được trợ giúp
Cán bộ TT CTXH Quảng Ninh thăm đối tượng cần được trợ giúp
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, ngày 23/3/2010 Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) giai đoạn 2010 – 2020. Việc Đề án 32 được phê duyệt đã chính thức công nhận một ngành nghề mới ở Việt Nam – nghề CTXH.

Thực tế cho thấy hành công lớn nhất chính là nhận thức, hiểu biết về CTXH đã có bước chuyển căn bản từ các bộ ngành trung ương, địa phương và toàn xã hội. CTXH đã trở thành một nghề chuyên nghiệp, được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý, được xã hội thừa nhận.

Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về mức sống và cơ hội phát triển... Có thể nói, nghề CTXH đang trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh, bức xúc, giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người, giảm bất bình đẳng và mâu thuẫn trong xã hội, mang lại niềm vui, hạnh phúc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng tiến bộ xã hội.

Thực tế cho thấy hành công lớn nhất chính là nhận thức, hiểu biết về nghề CTXH đã có bước chuyển căn bản từ các bộ ngành trung ương, địa phương và toàn xã hội. Việt Nam đã bước đầu xây dựng chính sách, củng cố đội ngũ và mạng lưới, xây dựng giáo trình, tăng cường truyền thông cũng như hợp tác quốc tế về CTXH. Hàng loạt các văn bản như: Thông tư quy định về chức danh, mã số các ngạch viên chức CTXH; Quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH); Hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên cấp xã ngành CTXH... đã được các cơ quan chức năng biên soạn.

Đặc biệt là việc thí điểm các mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH tại một số tỉnh, thành; Việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH... đều có những bước chuyển biến mạnh. Mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH đã được củng cố, phát triển. 

Đến nay, cả nước có trên 30 tỉnh, thành xây dựng mô hình Trung tâm CTXH. Các Trung tâm này đã được Dự án Hỗ trợ kỹ thuật để vận hành mô hình và phát triển dịch vụ CTXH. Có 21 tỉnh, thành đã phê duyệt kế hoạch thành lập mạng lưới cộng tác viên CTXH theo Đề án 32, với tổng số gần 8.800 cộng tác viên.

Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án 32 cũng còn nhiều vấn đề tồn tại như đã ban hành thêm một số quy định hướng dẫn nhưng tổng thể chưa hoàn chỉnh; Việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên CTXH mới dừng lại ở giai đoạn đầu, kinh nghiệm đào tạo ít; Chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy CTXH còn thiếu, nhiều bất cập; Đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH còn quá mỏng; Các hoạt động mang nặng tính quản lý Nhà nước hơn là hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt; Số người dân có nhu cầu trợ giúp xã hội được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ CTXH còn ít…

Để Đề án 32 phát triển mạnh, hiệu quả hơn trong giai đoạn 2015 - 2020, cần có những quy định pháp lý cụ thể về phát triển nghề CTXH hiện tại, xây dựng chính sách, chế độ phụ cấp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm đối với cán bộ, viên chức, cộng tác viên CTXH. 

Cần tăng cường những mô hình đào tạo CTXH, dự báo nhu cầu đào tạo, khuyến nghị phát triển mô hình thực hành, gắn đào tạo với kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo CTXH. Song song với đó là phát triển một số mô hình, kinh nghiệm phát triển các dịch vụ CTXH trong một số lĩnh vực trường học, bệnh viện, chăm sóc sức khỏe tâm thần, hiện trạng và định hướng, quy hoạch mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội; nâng cao nhận thức xã hội và CTXH trong lĩnh vực trợ giúp người khuyết tật... để trợ giúp các đối tượng yếu thế.

Giai đoạn 2015 - 2020, Đề án 32 cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý. Các địa phương lồng ghép nội dung phát triển nghề CTXH vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chú trọng phát triển mạnh mạng lưới cung cấp các dịch vụ CTXH ở cơ sở, cộng tác viên CTXH tại các trường học, bệnh viện, hệ thống tư pháp. Ưu tiên phát triển cung cấp các dịch vụ CTXH đối với trẻ em, người khuyết tật, người già, tham gia giải quyết các vấn đề nghèo đói, nhân rộng các mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội tại các quận huyện, xã phường...


Mục tiêu Đề án 32 giai đoạn 2015 - 2020

 Phát triển đội ngũ cán bộ viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH các cấp, phấn đấu tăng khoảng 50%; hỗ trợ nhân rộng mô hình cung cấp dịch vụ CTXH tại các quận, huyện, thị xã, thành phố.
Xã hội hóa các hoạt động CTXH theo hướng khuyến khích các tổ chức các nhân trong, ngoài nước tham gia đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên hoạt động CTXH.
Tập trung truyền thông đa dạng tạo nhận thức toàn xã hội về nghề CTXH....

(Tuyên truyền Đề án phát triển nghề Công tác xã hội - Đề án 32)
MỚI - NÓNG
Nhà giáo và luật
Nhà giáo và luật
TP - Chỉ trong vòng mươi năm từ 2010-2021, cả nước có tới gần 200 văn bản liên quan đến đội ngũ nhà giáo, trong đó có Luật Lao động, Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp,... Nhưng rồi Việt Nam đến lúc cần phải có Luật Nhà giáo, dành riêng cho chủ thể đặc biệt của “quốc sách hàng đầu”. Dự thảo luật này hiện đã trình Quốc hội chờ xem xét cho ý kiến.