Đầu tháng 4, Bộ trưởng Y tế trả lời chất vấn

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trong một phiên trả lời trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Công Khanh
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trong một phiên trả lời trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Công Khanh
TPO - Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội..  

Đây là hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội, nhằm tiếp tục đưa hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành hoạt động thường xuyên và ngày càng đi vào chiều sâu. 

Ngoài toàn bộ đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương, đại diện lãnh đạo: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng được mời tham dự hoạt động chất vấn.

Tại phiên chất vấn này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý các bộ trưởng không trình bày báo cáo trước khi trả lời chất vấn. Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp đồng thời kết nối truyền hình trực tuyến với 63 đoàn đại biểu Quốc hội.

Trước đó, tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lại không nằm trong danh sách tả lời chất vấn trực tiếp, mặc dù nhận được nhiều đề nghị chất vấn của các Đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ đăng đàn với các chủ đề: giải pháp mang tính đột phá để khắc phục tình trạng xuống cấp về y đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; thực trạng tổ chức bộ máy y tế tuyến huyện, xã và việc đầu tư cho y tế cơ sở để giảm tải cho bệnh viện tuyến trên; công tác quản lý nhà nước đối với y tế tư nhân, trong đó có cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, giá thuốc chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ trưởng các bộ: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được mời tham gia trả lời làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan tại phiên chất vấn này.

Với Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhóm vấn đề được chọn là giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thị trường, như xử lý tình trạng thương lái nước ngoài mua vét nguyên liệu nông sản, thủy, hải sản gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh trong nước.

Tình trạng xuất khẩu lậu quặng, khoáng sản thông qua đường tiểu ngạch gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm thất thu ngân sách nhà nước; Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện, xăng, dầu và việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng, dầu, kết quả thực hiện chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” 

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.