Đập thủy lợi trọng yếu nhất Quảng Bình bị bức tử

Bức tường bê tông ngăn một nhánh của lòng hồ An Mã
Bức tường bê tông ngăn một nhánh của lòng hồ An Mã
TP - Đập thủy lợi An Mã, có dung tích 64 triệu m3, không chỉ phục vụ tưới tiêu cho vựa lúa của huyện Lệ Thủy, mà còn ngăn lũ cho 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, đặc biệt cấp nước cho sông Kiến Giang về mùa khô hạn. Tuy nhiên, hiện con đập này đang bị người ta bức tử bằng nhiều công trình trái phép.

Ngăn lòng hồ bằng bức tường bê tông

Đập An Mã, được tỉnh Quảng Bình xây dựng từ những ngày đầu mới chia tỉnh. Kể từ khi hoàn thành, đập An Mã không chỉ là một đập thủy lợi thông thường, nó còn ngăn được những trận lũ lớn nếu không có nó sẽ nhấn chìm hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Đặc biệt, con đập này còn làm nhiệm vụ bổ sung nước cho sông Kiến Giang vào những mùa hè khô hạn, tránh được tình trạng con sông này trơ đáy như những năm trước đó.

Hiện nay, do khô hạn kéo dài, mực nước của đập An Mã đang rất thấp và lộ ra nhiều công trình trái phép đang được xây dựng ở đây. Để vào được con đập này, PV Tiền Phong phải đóng giả làm người đi bắn chim, nếu không đã bị chặn ngay từ vòng ngoài.

Ngay cạnh đường Hồ Chí Minh, có biển báo “khu vực biên giới” nhưng người ta đã tự ý mở một con đường ô tô dài chừng 5km để đi vào phía Bắc của lòng hồ. Con đường rộng chừng 5m, có đoạn đi theo sườn núi, có đoạn đi men theo lòng hồ, thậm chí ngăn cả các con suối cấp nước cho lòng hồ để làm đường. 

 “Cái tường xây trái phép giữa lòng hồ đúng là lớn thật. Trước nay anh em toàn xử lý lấn chiếm đất đai, chứ chưa có trường hợp nào như thế này nên bị động và lúng túng. Gọi đối tượng lên thì lúc lên, lúc không”.
Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy


Con đường dẫn đến một hòn đảo giữa hồ. Để ra được đảo bằng ô tô, người ta cho xây cây cầu bằng bê tông cốt thép. Trên đảo, xây hai khu tâm linh, hình thù không phải là lăng mộ mà dạng như kiểu đàn tế trời, sơn son thếp vàng, cùng nhiều hình thù 
kỳ quái.

Đặc biệt, người ta còn cho ngăn một nhánh của đập An Mã bằng một hệ thống tường bê tông cốt thép. Người xây bức tường này nói là để 
nuôi cá (?).

Một người dân sống cạnh đập An Mã bức xúc cho biết: “Họ làm như đất hoang, không ai quản lí. Con đập xung yếu này bị băm nát trong thời gian dài chẳng thấy ai ngăn chặn. Họ còn tung tin, đây là khu linh thiêng, ai muốn cầu gì được nấy, khiến nhiều cô cậu học trò, không chịu tu dưỡng, rèn luyện mà suốt ngày đến đây cầu xin vận may trong thi cử”.

Bí ẩn người xây dựng khu tâm linh trong lòng hồ?

Theo điều tra của PV Tiền Phong, việc xây dựng các công trình trái phép trên lòng hồ An Mã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng mãi đến tháng 5/2017 các cơ quan chức năng “mới biết”. Một lãnh đạo của Cty Thủy nông Quảng Bình (đơn vị quản lí đập An Mã, có đến hàng chục người túc trực ở đây 24/24 giờ) cho rằng: Do họ lén lút làm ban đêm nên không biết. Khi phát hiện, Cty đã báo cho huyện Lệ Thủy để xử lí.

Trong lúc đó, ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy thừa nhận đang lúng túng trong việc xử lí: “Cái tường xây trái phép giữa lòng hồ đúng là lớn thật, trước nay anh em toàn xử lý lấn chiếm đất đai, chứ chưa có trường hợp nào như thế này nên bị động và lúng túng. Gọi đối tượng lên thì lúc lên, lúc không”. 

Ngày 22/11/2017, ông Lê Văn Bảo, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy ký quyết định phạt hành chính ông Dương Anh Tính 30 triệu đồng vì xây bức tường dài 142m và có 46 trụ lớn để “nuôi cá”. Đồng thời, phạt hành chính đơn vị chủ quản là Chi nhánh Thủy nông Kiến Giang huyện Lệ Thủy 20 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay ông Tính chưa chịu nộp phạt, bức tường vẫn không bị phá mà có dấu hiệu tập kết xi măng xây dựng trở lại.

Vậy, ai đứng đằng sau những công trình trái phép này khiến các cơ quan chức năng của huyện Lệ Thủy không dám cương quyết xử lí? Theo những người dân địa phương, chủ chính của công trình này không cư trú tại địa phương. Những người có tên trong các văn bản phạt hành chính chỉ là người được thuê quản lí, xây dựng mà thôi.

Bà Trần Thị Ngọc Trâm, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy thông tin: Có 9 trường hợp tự ý san lấp mặt bằng trên đất nông nghiệp, 1 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích tại hồ An Mã nhưng UBND xã Thái Thủy chưa tiến hành xử lý vi phạm. 

Trong đó, có một trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích được nêu tại công văn số 325/TNMT ký ngày 5/7/2017 rằng: “Ngày 16/5/2017, phòng TNMT tổ chức buổi làm việc liên quan đến việc san ủi, cải tạo đất rừng sản xuất của hộ ông Lê Văn Thanh và bà Trần Thị Ý Nhi, thường trú tại 125, Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Người được giao trực tiếp sử dụng các thửa đất của ông Thanh là ông Lê Minh Công (thôn An Mã, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy)”. 

Phòng TNMT yêu cầu ông Thanh trả lại hiện trạng đất rừng bị san ủi với ý định làm nhà tâm linh. Riêng khu vực tự ý đắp đất cao hơn 10m với diện tích 500m2 cũng yêu cầu trả lại mặt bằng trong thời hạn 15 ngày, bắt đầu từ ngày 16/5/2017. Tuy nhiên từ đó đến nay, theo báo cáo của UBND xã Thái Thủy, là chưa trả lại hiện trạng đất. 

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…