Đang khỏe mạnh, bé 23 ngày tuổi đột ngột bị bệnh hiểm chèn lệch tim, đẩy ruột non lên phổi

0:00 / 0:00
0:00
Sau phẫu thuật, trẻ được chăm sóc, điều trị tích cực tại khoa Sơ sinh. Ảnh: BS cung cấp
Sau phẫu thuật, trẻ được chăm sóc, điều trị tích cực tại khoa Sơ sinh. Ảnh: BS cung cấp
TPO - Các bác sĩ khoa Ngoại Nhi tổng hợp phối hợp với với các bác sĩ khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật, điều trị thành công cho một bé gái 23 ngày tuổi bị thoát vị hoành trái nghẹt kèm theo viêm phổi nặng do nhiễm RSV.

Bé N.T. T (Việt Trì, Phú Thọ) chào đời ngày 22/10/2021, sau sinh trẻ khóc to, bú tốt, không phát hiện bất thường, cân nặng đạt 2.1kg. Đến khi được 23 ngày tuổi, trẻ xuất hiện triệu chứng khò khè, khó thở nên được gia đình đưa đi khám.

Thời điểm vào viện, trẻ khó thở nhiều, rút lõm toàn bộ các cơ hô hấp, môi tím, SpO2 đo được chỉ còn 82%, ngay lập tức trẻ được các bác sĩ khoa Sơ sinh cấp cứu đặt ống nội khí quản, thở máy, làm các xét nghiệm cấp cứu và tiến hành hội chẩn ngay với các bác sĩ chuyên khoa Ngoại nhi.

Trên phim chụp XQ của bệnh nhi cho thấy có hình ảnh thoát vị hoành trái, các tạng thoát vị chiếm toàn bộ khoang màng phổi, không còn nhìn thấy hình ảnh nhu mô phổi trái, tim và trung thất bị đẩy lệch sang phải chèn ép một phần nhu mô phổi phải, đồng thời xét nghiệm RSV cho kết quả dương tính. Trẻ được chẩn đoán thoát vị hoành trái nghẹt, suy hô hấp viêm phổi nặng do virus hợp bào hô hấp (RSV).

Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp sau khi nhập viện chỉ khoảng khoảng 30 phút, khi huyết động và hô hấp của bé đã ổn định hơn.

ThS. BS Nguyễn Đức Lân – Trưởng khoa Ngoại Nhi tổng hợp cho biết, đây là một trường hợp thoát vị cơ hoành điển hình và rất nguy hiểm. Khi các phẫu thuật viên vào ổ bụng thấy gần như toàn bộ ruột non, manh tràng, đại tràng phải và một phần đại tràng ngang thoát vị lên khoang màng phổi trái qua lỗ thoát vị cơ hoành sau bên, kích thước lỗ thoát vị khoảng 3,5 x 1,2 cm.

Quá trình phẫu thuật đưa ruột bệnh nhi trở lại ổ bụng tương đối khó khăn do các quai ruột bị nghẹt, phù nề, giảm tưới máu. Sau khi khâu phục hồi kín cơ hoành trái, kiểm tra toàn bộ ruột non phát hiện thêm tình trạng ruột xoay không hoàn toàn, các bác sĩ đã tiến hành cắt các dây chằng tải rộng mạc treo ruột, cắt ruột thừa, đưa ruột non về bên phải ổ bụng, manh tràng và đại tràng về bên trái ổ bụng theo chiều nhu động để tránh các biến chứng xoắn ruột của tình trạng bệnh lý này.

Sau khoảng 1giờ 30 phút, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhi được chuyển về theo dõi và điều trị tiếp tại đơn vị Hồi Sức Sơ Sinh.

“Gian nan” điều trị hồi sức sau phẫu thuật

Tại khoa Sơ sinh, trẻ được thở máy, nuôi dưỡng tĩnh mạch kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh, vận mạch, an thần, đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm từ tĩnh mạch ngoại vi (longline).

6h sau phẫu thuật, khi chụp XQ lại để kiểm tra, hình ảnh trên phim chụp cho thấy toàn bộ khối thoát vị đã nằm trong ổ bụng tuy nhiên trẻ lại xuất hiện hình ảnh tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm phổi nặng 2 bên. Do đó, chiến lược thở máy của bệnh nhi được thay đổi, chuyển sang thở máy cao tần (HFO).

Đang khỏe mạnh, bé 23 ngày tuổi đột ngột bị bệnh hiểm chèn lệch tim, đẩy ruột non lên phổi ảnh 1
Hình ảnh XQ lồng ngực sau phẫu thuật của bệnh nhi. Ảnh: BS cung cấp

Theo BSCKI. Nguyễn Đức Hậu – Trưởng khoa Nhi Sơ sinh, do bệnh nhi có tình trạng thoát vị hoành kèm theo viêm phổi nặng nên chiến lược thở máy của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Áp lực thở máy không được quá lớn để tránh gây tổn thương cơ hoành, tăng áp lực ổ bụng gây giảm tưới máu các quai ruột vừa được đưa xuống ổ bụng, nhưng cũng không được quá thấp để tránh làm tổn thương phổi do viêm nặng hơn mà không cải thiện. Đồng thời, sau phẫu thuật, trẻ còn có tình trạng viêm phổi nặng, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, tăng tiết đờm dãi nên cũng khiến cho việc chăm sóc vật lý trị liệu để điều trị viêm phổi như vỗ rung ép đờm gặp nhiều khó khăn.

Sau 2 ngày điều trị tích cực, tình trạng tràn dịch, tràn khí màng phổi đã hết nhưng bệnh nhi vẫn còn tình trạng viêm phổi nặng. Tuy nhiên bệnh lý ngoại khoa ổ bụng của bé đã có những tiến triển tốt, dịch dạ dày trong hơn.

Sang ngày điều trị thứ 5, bệnh nhi được rút ống nội khí quản, thở oxy hỗ trợ, tình trạng viêm phổi giảm đáng kể, bé đã có thể tự đi ngoài được. Hiện tại, sức khỏe bé ổn định và có kế hoạch xuất viện trong vài ngày tới.

Thoát vị hoành – Bệnh lý ngoại khoa thường gặp

Thoát vị hoành là dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ nhỏ do quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện, tạo thành khe hở cơ hoành khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn. Khi đó các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành gây ra bệnh thoát vị hoành.

Đối với các trường hợp có thoát vị hoành, nếu không được phẫu thuật kịp thời, các tạng thoát vị sẽ chèn ép vào phổi gây ảnh hưởng đến huyết động và thông khí ở phổi dẫn đến suy hô hấp. Ngoài ra khi các tạng nằm trên khoang màng phổi có nguy cơ bị nghẹt, gây tắc ruột, thậm chí có thể hoại tử gây nhiễm trùng nhiễm độc, ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhi - ThS. BS. Nguyễn Đức Lân cho biết thêm.

Với sự phát triển đồng bộ của chuyên Khoa phẫu thuật Ngoại nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, Hồi sức sau mổ… kết hợp với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, phẫu thuật thoát vị hoành đã trở thành phẫu thuật thường quy tại Khoa Ngoại Nhi tổng hợp – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra chuyên khoa ngoại còn triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật phẫu thuật các bệnh lý dị tật của trẻ sơ sinh và trẻ em: phẫu thuật nội soi điều trị tắc tá tràng bẩm sinh, phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn, phẫu thuật nội soi điều trị bệnh nang ống mật chủ, bệnh lý Megacolon, không hậu môn, phẫu thuật điều trị tắc ruột- teo ruột ở trẻ sơ sinh, dị tật lỗ tiểu lệch thấp…

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…