Dàn vũ khí Mỹ dùng tấn công phiến quân IS ở Syria

Hàng loạt chiến đấu cơ, máy bay ném bom và cả tên lửa tấn công mặt đất đã được Mỹ cùng các một số nước Arab sử dụng để không kích các mục tiêu của phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
Dàn vũ khí Mỹ dùng tấn công phiến quân IS ở Syria ảnh 1

Máy bay không người lái Predator do hãng General Atomics chế tạo và chủ yếu phục vụ Không quân và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Chúng do thám và oanh kích bằng hỏa tiễn tại Iraq, Afghanistan và ở Pakistan. Predator có thể phóng liên tục tới mục tiêu ở khoảng cách 740 km và hoạt động trên không liên tục trong 14 giờ. Predator có thể mang theo hai tên lửa AGM-114 Hellfire hoặc các vũ khí khác và do hai người điều khiển từ trạm chỉ huy. Các quan chức Mỹ đánh giá cao khả năng trinh sát, thu thập thông tin cũng như khả năng tấn công của chúng. Ảnh: Defense-arab

Dàn vũ khí Mỹ dùng tấn công phiến quân IS ở Syria ảnh 2

B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh của Không quân Mỹ, sử dụng 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h và có thể mang theo tên lửa hành trình AGM-86B, tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác. Chúng có khả năng bay cận âm ở độ cao dưới 100 m, thay đổi vị trí các cánh và được thiết kế gần giống với các loại phản lực chiến đấu nên chúng có thể bay ở tốc độ siêu âm mà không loại máy bay ném bom nào đạt tới. Ảnh: Wikipedia

Dàn vũ khí Mỹ dùng tấn công phiến quân IS ở Syria ảnh 3

F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do hai hãng General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ. Với hơn 4.500 phi cơ phục vụ ở 25 quốc gia trên thế giới, chúng là một trong số những mẫu tiêm kích phổ biến nhất thế giới. Sự linh hoạt, khối lượng nhẹ và giá thành rẻ là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu. Hiện tiêm kích F-16 hoạt động tại 24 quốc gia.

Dàn vũ khí Mỹ dùng tấn công phiến quân IS ở Syria ảnh 4

F-22 Raptor của Mỹ là sự tổng hợp của hàng loạt tính năng ưu việt như công nghệ tàng hình, hệ thống điều khiển tự động, đa năng, đạt tốc độ siêu âm mà không đốt nhiên liệu phụ. Chúng ra đời để thay thế F-15E và cạnh tranh với tiêm kích Su-27 của Không quân Liên Xô. F-22 Raptor đáp ứng một loạt yêu cầu: chế tạo với vật liệu hợp kim và composite, hệ thống điều khiển bay điện tử, động cơ mạnh, có khả năng biến mất trên màn hình radar. Ảnh: NBC

Dàn vũ khí Mỹ dùng tấn công phiến quân IS ở Syria ảnh 5

"Ong bắp cày" F/A-18 Super Hornet có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, bao gồm giành ưu thế trên không, hộ tống, do thám, tấn công mặt đất bất kể ngày đêm bằng vũ khí có điều khiển với độ chính xác cao. Chúng là một phiên bản có kích thước lớn và hiện đại hơn được phát triển từ máy bay F/A-18C/D Hornet. F/A-18 Super Hornet bắt đầu hoạt động trong biên chế các đơn vị của Hải quân Mỹ từ năm 1999. Ảnh: Fas.org

Dàn vũ khí Mỹ dùng tấn công phiến quân IS ở Syria ảnh 6

Tên lửa Tomahawk có trọng lượng 1.300 kg và chiều dài 5,56 m với phiên bản thường. Chúng có khả năng mang đầu đạn 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân W80. Phạm vi hoạt động của Tomahawk vào khoảng 2.500 km. Tuy chỉ bay với tốc độ cận âm, Tomahawk dễ dàng bắn hạ các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương nhờ khả năng né tránh linh hoạt hệ thống phòng thủ của đối phương. Với khả năng mang theo đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, Tomakawk có khả năng phá hủy lớn hơn rất nhiều so với dáng vẻ bề ngoài của nó. Ảnh: Navy.mil

Dàn vũ khí Mỹ dùng tấn công phiến quân IS ở Syria ảnh 7

Arleigh Burke là lớp khu trục hạm đầu tiên sở hữu hệ thống tác chiến phòng thủ tên lửa Aegis với các thiết bị dò tìm, định vị hiện đại. Tàu lớp Arleigh Burke có hai hệ thống phóng đứng tên lửa. Các hệ thống ấy có thể phóng nhiều loại tên lửa khác nhau như: Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, hỏa tiễn chống tên lửa, hỏa tiễn chống tàu ngầm. Ảnh: Naval-technology

Dàn vũ khí Mỹ dùng tấn công phiến quân IS ở Syria ảnh 8

USS George H.W. Bush, thuộc lớp tàu sân bay Nimitz, là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ. Với chiều dài 333 m và lượng rẽ nước trên 100.000 tấn, chúng là những tàu chiến lớn nhất trên thế giới. Chúng sử dụng hai lò phản ứng A4W hạt nhân tạo ra hơi nước áp lực cao làm xoay bốn trục cánh quạt. Tốc độ tối đa của tàu là trên 30 hải lý một giờ (56 km/h). Tàu có thể mang theo 85-90 máy bay và trực thăng, bao gồm phi đội tiêm kích F/A-18-E/F Super Hornet. Vì sử dụng năng lượng hạt nhân, các tàu sân bay này có thể hoạt động trong vòng 20 năm mà không cần nạp nhiên liệu. Giới chuyên gia dự đoán chúng có thể hoạt động trên 50 năm. Ảnh: US Navy Flickr

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.