Diễn viên An Văn đóng Tình Văn - a hoàn của Giả Bảo Ngọc. Cô năm nay 48 tuổi. An Văn hiện ít đóng phim, chỉ thi thoảng tham gia sự kiện. Trải qua nhiều sóng giótrong cuộc đời, nữ diễn viên luôn giữ nụ cười lạc quan cùng phong cách tươi trẻ.
Đặng Tiệp vào vai Vương Hy Phượng - người phụ nữ sắc sảo, nhạy bén. Sau phim này, cô được yêu thích với những sản phẩm cổ trang khác như "Tể tướng Lưu gù", "Khang Hy vi hành". Sau khi kết hôn với Trương Quốc Lập (năm 1989), Đặng Tiệp dần lui về phía sau để chăm lo gia đình và giúp đỡ chồng trong công việc. Những năm gần đây, cô đảm nhiệm vai trò nhà sản xuất phim.
Đóng vai Sử Tương Vân là diễn viên Quách Tiêu Trân. Cô sinh ra trong gia đình hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đều tàn tật nên từ nhỏ đã làm thuê giúp đỡ gia đình. Nữ diễn viên hiện giảng dạy tại một trường nghệ thuật ở tỉnh An Huy - quê hương cô.
Vai Giả Nghênh Xuân yếu ớt ban đầu được giao cho Kim Lợi Lợi. Sau đó vì bận việc học, Lợi Lợi rời bỏ đoàn phim. Lợi Lợi năm nay 51 tuổi, chỉ đóng vai nhỏ trong một số phim.
Người thay thế Kim Lợi Lợi đóng Nghênh Xuân là Mâu Nhất. Sau phim này, Mâu Nhất chuyển sang kinh doanh.
Đông Phương Văn Anh (sinh năm 1963) đóng vai Giả Thám Xuân, cô gái khôn ngoan sắc sảo trong Giả phủ. Hiện cô là nhà sản xuất phim.
Hồ Trạch Hồng đảm nhiệm vai Giả Tích Xuân. Sau phim này, cô không tìm được vai diễn thích hợp nên trở về làm việc ở một đoàn kịch. Đầu thập niên 1990, cô chuyển sang kinh doanh, hiện làm chủ một công ty quảng cáo.
Viên Mai đóng Tập Nhân - người đứng đầu trong số a hoàn của Giả Bảo Ngọc. Trong "Hồng Lâu Mộng", Tập Nhân được đánh giá là nhân vật khá may mắn. Viên Mai thôi đóng phim từ cuối thập niên 1990, hiện cô làm nhà sản xuất phim cho một đài truyền hình.
Cơ Ngọc sinh năm 1967, đóng Sa Ngọc trong tác phẩm. Vốn tên là Cơ Bồi Kiệt, vì yêu vai Sa Ngọc, diễn viên lấy nghệ danh là Cơ Ngọc. Cơ Ngọc kết hôn năm 20 tuổi, sinh con gái một năm sau đó. Đến năm 26 tuổi, nữ diễn viên ly dị, làm mẹ đơn thân. Nhiều năm qua, Cơ Ngọc ăn chay, bế quan niệm Phật đồng thời làm công tác tuyên truyền văn hóa Phật giáo.
Lâm Đại Ngọc, linh hồn của tác phẩm, do Trần Hiểu Húc thể hiện. Cô xuống tóc đi tu năm 2007. Những ngày tháng cuối đời, Trần Hiểu Húc sống trong đau đớn vìbệnh ung thư vú. Cô qua đời tháng 5/2007. Hàng năm vào ngày sinh, ngày mất Trần Hiểu Húc, nhiều người đến mộ diễn viên đặt hoa tưởng nhớ cô.