Đắk Lắk: Thêm vụ phá rừng lớn, lâm tặc để ‘quên’ hàng chục khối gỗ

0:00 / 0:00
0:00
Một vụ phá rừng tại huyện Krông Bông năm 2020
Một vụ phá rừng tại huyện Krông Bông năm 2020
TPO - Đoàn kiểm tra phát hiện hai khu vực rừng bị chặt phá, nhiều cây đường kính rất lớn. Thời điểm kiểm tra, lâm tặc đã rời đi, để lại hiện trường gần 40m3 gỗ.

Ngày 11/3, nguồn tin từ Chi cục Kiểm lâm vùng IV cho biết, cơ quan chức năng vừa phát hiện một vụ phá rừng quy mô lớn tại xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk).

Cụ thể, từ ngày 1-2/3, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk chủ trì phối hợp Chi cục Kiểm lâm vùng IV, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông, Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 2, UBND xã Yang Mao kiểm tra, xác minh nội dung tin báo khai thác gỗ trái pháp luật tại rừng Cộng động Buôn Tul (xã Yang Mao, huyện Krông Bông). Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện có 2 khu vực rừng bị chặt phá thuộc tiểu khu 1204, tổng khối lượng gỗ tại hiện trường là 38,960m3.

Những cây gỗ bị chặt hạ có đường kính rất lớn từ 40- 100cm. Dấu vết cây bị cưa nhiều thời điểm khác nhau, gốc mới nhất được xác định cách thời điểm phát hiện khoảng 1 tháng. Thời điểm kiểm tra, đoàn không phát hiện được đối tượng vi phạm và không có người đến nhận số gỗ trên.

Đắk Lắk: Thêm vụ phá rừng lớn, lâm tặc để ‘quên’ hàng chục khối gỗ ảnh 1

Một vụ phá rừng tại Đắk Lắk đầu năm 2021

Trước đó, trong 3 ngày (từ mùng 1-3 Tết Nguyên đán), Công an huyện Krông Bông đã mật phục bắt quả tang 6 đối tượng dùng 5 con trâu kéo gỗ trái phép; qua đó thu giữ 9 phách gỗ pơ-mu (nhóm IIA) khai thác trái phép trên lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông. Sau khi xẻ gỗ ra thành phách, các đối tượng trên sử dụng trâu để vận chuyển về điểm tập kết.

Trong hai tháng đầu năm 2021, Đắk Lắk xảy ra 98 vụ vi phạm lâm luật, trong đó, chủ yếu là vận chuyển, mua bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép và khai thác rừng trái pháp luật.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.