Đặc nhiệm SWAT và những điều ít biết

Nhiệm vụ của các đội SWAT bao gồm: Chống tội phạm có vũ trang, giải cứu con tin, chống khủng bố, đặc biệt xâm nhập các địa điểm nguy hiểm.
Nhiệm vụ của các đội SWAT bao gồm: Chống tội phạm có vũ trang, giải cứu con tin, chống khủng bố, đặc biệt xâm nhập các địa điểm nguy hiểm.
Để giảm thời gian sẵn sàng chiến đấu, hầu hết các đội SWAT đều chuẩn bị sẵn trang bị và vũ khí trong những hộp an toàn ngay trên xe đặc chủng. Khi được huy động, các thành viên SWAT sẽ lên xe ngay và thay trang phục, lấy vũ khí ngay trên xe.

Đội đặc nhiệm phản ứng nhanh (SWAT) là tên gọi chung cho các đơn vị thuộc lực lượng hành pháp Mỹ, sử dụng vũ khí quân dụng hạng nhẹ và các chiến thuật đặc biệt trong các nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm mà lực lượng cảnh sát thông thường không thực hiện được. SWAT đã vang danh không chỉ trong phạm vi nước Mỹ mà còn trên toàn cầu. Rất nhiều bộ phim nổi tiếng của Holywood đã được dựng dựa trên những câu chuyện có thật trong cuộc chiến chống tội phạm của SWAT.

Nhiệm vụ của các đội SWAT bao gồm: Chống tội phạm có vũ trang, giải cứu con tin, chống khủng bố, đặc biệt xâm nhập các địa điểm nguy hiểm. Ngoài ra, SWAT còn tham gia bảo vệ yếu nhân, chống bạo loạn, bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, bảo vệ các sự kiện quan trọng…

Các đơn vị SWAT thường được trang bị vũ khí và công cụ đặc biệt như súng trường, súng ngắn cực nhanh, súng bắn tỉa, lựu đạn gây choáng, áo giáp và khiên chống đạn, xe chống đạn, thiết bị nhìn đêm và phát hiện chuyển động phía trong nơi đối tượng ẩn náu. Ngoài vũ khí, các đội SWAT còn được sử dụng các trang thiết bị rất hiện đại, như xe ôtô đặc chủng chống đạn có sử dụng hệ thống định vị toàn cầu, ca nô siêu tốc và trực thăng hạng nhẹ.

Đội SWAT của Sở Cảnh sát Los Angeles (Trung đội "D") là đội SWAT được thành lập thứ hai ở nước Mỹ vào năm 1967 (sau sự thành lập đội SWAT của Cảnh sát Philadenphia năm 1964) và hiện nay nổi danh nhất thế giới. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của Trung đội "D" vào ngày 9 /12/1969 trong cuộc đối đầu kéo dài 4 tiếng với nhóm tội phạm "Báo đen". Sau cuộc đấu súng dữ dội khiến 3 sỹ quan SWAT và 3 tên tội phạm bị thương, nhóm "Báo đen" đã phải đầu hàng.

Đặc nhiệm SWAT và những điều ít biết ảnh 1

Vũ khí của SWAT.

Ngày 17/5/1974, một nhóm nổi loạn có tên SLA được trang bị vũ khí hạng nặng đã đặt chướng ngại vật và chặn đại lộ Compton ở Los Angeles. Hàng trăm cơ quan báo chí đổ về đây đưa tin và vụ việc trở nên nóng bỏng trong dư luận toàn quốc. Đội SWAT đấu súng dữ dội trong nhiều giờ với nhóm nổi loạn, không chịu thiệt hại về người và đã tiêu diệt 7 thành viên SLA. Sau sự kiện do nhóm SLA gây ra, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra, trong đó các đội SWAT được tái tổ chức lại thành các đơn vị 6 đội (mỗi đội 10 người, chia làm hai nhóm 5 người gồm: 1 nhóm trưởng, 2 đặc vụ tấn công, 1 trinh sát và 1 đặc vụ bọc hậu).

Vũ khí trang bị gồm súng bắn tỉa, súng trường bán tự động và súng ngắn đời mới. Mỗi thành viên SWAT khi tác chiến trong bất kỳ trường hợp nào đều phải mang bộ cứu thương, găng tay chuyên dụng, áo giáp chống đạn và mặt nạ chống ngạt. Ngày 07/02/2008, trong vụ nổ súng vây bắt tội phạm ở thành phố Winnetka, bang California, một thành viên SWAT Los Angeles đã hy sinh. Đây là trường hợp hy sinh đầu tiên trong lịch sử 41 năm của các đội SWAT.

Để giảm thời gian sẵn sàng chiến đấu, hầu hết các đội SWAT đều chuẩn bị sẵn trang bị và vũ khí trong những hộp an toàn ngay trên xe đặc chủng. Khi được huy động, các thành viên SWAT sẽ lên xe ngay và thay trang phục, lấy vũ khí ngay trên xe.

Tại các địa phương không huy động thường xuyên SWAT, các thành viên của đội được huy động tham gia tuần tra thông thường gần trụ sở để khi cần có thể nhanh chóng tập hợp làm nhiệm vụ đặc biệt. Với những thành phố tình hình tội phạm phức tạp như New York, Los Angeles… các đội SWAT trực chiến 24/24 giờ. Theo báo cáo của Sở Cảnh sát Los Angeles, trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm, đội SWAT của thành phố được huy động thực hiện 255 nhiệm vụ đặc biệt.

Các đặc vụ SWAT được tuyển lựa từ các ứng viên đã có thời gian công tác nhất định trong các cơ quan hành pháp. Quá trình tuyển chọn và đào tạo đều rất khắt khe. Ứng viên phải trải qua kỳ sát hạch thể lực, thi viết, nói, kiểm tra tâm lý, trong đó thể lực được đặt lên hàng đầu để yêu cầu các ứng viên phải thích nghi với những nhiệm vụ đặc biệt trong điều kiện khó khăn. Sau khi được tuyển, các học viên phải trải qua nhiều khóa học như xạ kích, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ, bắn tỉa, chiến thuật tấn công và phòng thủ, võ thuật, sơ cứu, chiến thuật thương lượng, sử dụng vũ khí đặc biệt, hành quân và kỹ năng sinh tồn…

Trong mỗi khóa học, các học viên được phép 1 lần thi lại, nếu thi lại thất bại, học viên sẽ phải vĩnh viễn từ bỏ giấc mơ trở thành thành viên SWAT. Sau các khóa đào tạo, chỉ số ít học viên ban đầu đến đích cuối cùng để vinh dự lễ tốt nghiệp và trở thành đặc vụ SWAT. Trong quá trình công tác, các đặc vụ phải tham gia các khóa đào tạo và kiểm tra định kỳ về pháp luật, nghiệp vụ, sức khỏe, chiến thuật để đảm bảo đủ năng lực chiến đấu.

Các đặc vụ SWAT được hưởng chế độ lương và ưu đãi cao hơn gần 1,7 lần so với chế độ cho sỹ quan cảnh sát thông thường. Họ được ưu đãi cho vay mua nhà, mua xe với lãi suất rất thấp và các con được học ở trường công miễn phí từ cấp mầm non tới hết phổ thông trung học, được chăm sóc y tế miễn phí trong suốt quá trình tại ngũ và hưởng chế độ hưu trí tốt.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, nếu bị thương hoặc hy sinh, các sỹ quan SWAT được vinh danh và nhà nước có chế độ phúc lợi đặc biệt dành cho gia đình, người thân của họ… Những điều này giúp các đặc vụ SWAT yên tâm công tác, cống hiến và hy sinh. Họ được xã hội trân trọng và tôn vinh, cảm thấy tự hào lớn lao khi được đứng trong đội ngũ SWAT.

Theo Theo Cảnh sát toàn cầu
MỚI - NÓNG