Đã thử nhiều cách, vì sao trẻ vẫn không cao?

Đã thử nhiều cách, vì sao trẻ vẫn không cao?
Chiều cao vẫn luôn là vấn đề rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ phát triển đến một mức độ nhất định mà chưa đạt được đến chiều cao tiêu chuẩn thì có khả năng đây là dấu hiệu của trẻ phát triển không cao.

Nguyên nhân tình trạng nói trên có thể do di truyền, cũng có thể do bệnh, ví dụ như ảnh hưởng của bệnh giảm chức năng tuyến giáp, do đó các bậc phụ huynh cần phải quan sát thật kỹ sự phát triển của trẻ đặc biệt là tình hình phát triển giới tính của trẻ để điều trị kịp thời. Theo tổng kết, 9 trường hợp trẻ dưới đây rất có khả năng phải đối mặt với vấn đề chiều cao “khiêm tốn”.

1. Bố mẹ có chiều cao “khiêm tốn”.

2. Trẻ sinh đủ tháng nhưng thân hình bé, trẻ sinh non có chiều cao thấp hơn trẻ sinh thường, trong đó 10%-15% trẻ sau 2 tuổi không thể đuổi kịp phân khúc chiều cao bình thường.

3. Trước khi trẻ dậy thì, mỗi năm cao không quá 5cm.

4. Khá thấp so với những trẻ cùng trang lứa.

5. Quá trình phát dục giới tính quá sớm hoặc quá chậm.

6. Những trẻ béo phì.

7. Những trẻ có lịch sử khó sinh, bị ngạt khi sinh, sinh ở tư thế ngôi mông kết hợp với phát triển chậm.

8. Những trẻ từng uống hoặc uống khá nhiều thuốc tăng trưởng chiều cao, thuốc tăng cường khả năng miễn dịch, thuốc có chứa Glucocorticoid, thuốc Đông y bổ thận ích khí, kết hợp với việc quá trình phát dục giới tính quá nhanh, phát triển quá sớm.  

9. Những trẻ mắc bệnh giảm chức năng tuyến giáp. Một số trẻ mắc bệnh này bẩm sinh sẽ phát bệnh trước 2 tuổi, nếu không được điều trị trí lực sẽ bị suy giảm. Còn phát bệnh sau 2 tuổi thường có biểu hiện: chậm phát triển, táo bón, thiếu máu, hoạt động ít, ăn không ngon miệng.   

Đã thử nhiều cách, vì sao trẻ vẫn không cao? ảnh 1

Ảnh minh họa

Rất nhiều bậc phụ huynh không biết rằng việc con trẻ phát triển chậm cũng là bệnh, họ hoặc giao phó chiều cao của con cái mình cho thời gian, hoặc sẽ tiêu tốn một khoản tiền kha khá vào việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, sử dụng máy tăng chiều cao, mà không hề biết rằng những biện pháp “mù quáng” này thường gây chậm trễ cho việc điều trị, thậm chí là phản tác dụng. Hy vọng rằng các bậc phụ huynh hãy nắm rõ quy luật và kiến thức về tăng trưởng, phát triển của trẻ.   

Cách nắm bắt tình hình phát triển của trẻ:

1. Quan sát: Nếu phát hiện thấy con của bạn thấp, phát triển chậm hơn những đứa trẻ đồng trang lứa, những trẻ cùng giới tính, thì nên đưa cháu đến bác sĩ để được tư vấn, tìm hiểu xem trẻ có chiều cao trung bình hay hơi thấp thông qua bảng tăng trưởng và phát triển của trẻ.   

2. Ghi lại tốc độ tăng trưởng của trẻ: Nếu trẻ từ sau 2 tuổi đến trước thời kỳ dậy thì mà mỗi năm chiều cao không vượt quá 5 cm thì nên đến bác sĩ để được tư vấn. Đối với trẻ đang trong thời kỳ tăng trưởng, phát triển, các bậc phụ huynh nên ghi lại chiều cao của trẻ hàng năm. Nếu bạn không đo mà quần của trẻ mặc mấy năm cũng không ngắn thì chắc chắc là có vấn đề.

3. Chú ý đến sự phát dục giới tính của trẻ: Những trẻ dậy thì sớm có khả năng dẫn đến hiện tượng “bé thì cao” mà “lớn thì thấp”. Thực tế là có không ít trẻ khi học tiểu học cao hơn, cơ thể cường tráng hơn các bạn cùng trang lứa, các bậc phụ huynh không bao giờ nghĩ rằng con em mình lại gặp vấn đề về chiều cao. Nhưng khi học lên cấp 2 hoặc cấp 3, tốc độ tăng trưởng của trẻ lại giảm dần, càng ngày càng được đứng xếp hàng đầu lớp, nếu khi đó đến bệnh viện thì tuyến epiphysis đã đóng hoặc gần đóng.

3 phương pháp giúp trẻ cao hơn

Mặc dù nói chiều cao chiếm khoảng 70% gen di truyền, nhưng chỉ cần nắm bắt 30% còn lại thì việc thay đổi chiều cao không còn là việc quá khó. Chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến 3 mảng sau: Ăn uống, vận động và giấc ngủ.

1.Đi ngủ lúc 10 giờ tối

Khoảng thời gian hormone sinh trưởng của cơ thể tiết ra nhiều nhất chính là vào lúc 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng, nếu trong khoảng thời gian này trẻ ngủ say sẽ giúp ích cho việc phát triển chiều cao. Do trẻ phải mất khoảng 30 phút để đi vào trạng thái ngủ nên bình thường cần cho trẻ đi ngủ vào lúc 10 giờ tối, có như vậy thì đến 11 giờ đêm trẻ mới có thể bước vào trạng thái ngủ sâu.

2. Vận động nhiều các động tác nhảy, kéo dài người

Vận động làm kéo các khớp, kích thích cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng. Nếu tập nhiều các bài tập thể thao thiên nhiều về nhảy như bóng rổ, nhảy dây… hoặc chơi những trò chơi vận động giúp kéo dài cơ thể, đều có lợi cho việc tăng chiều cao ở trẻ.  

3. Ăn ít đồ ngọt

Nếu lượng đường trong cơ thể quá cao sẽ làm giảm sự bài tiết hormone tăng trưởng. Do đó, tuyệt đối không được cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, bao gồm bánh kẹo, đồ uống. Ngoài ra, mỗi ngày uống 2 cốc sữa bò (mỗi cốc khoảng 240 - 500 ml, căn cứ tùy vào tình hình từng bé) vào buổi sáng và tối giúp bổ sung thêm protein cho trẻ. Nếu bạn lo lắng lượng đường trong sữa quá cao thì cũng có thể thay thế bằng sữa đậu nành không đường.

Thảo Phạm
Theo Gia đình VN
MỚI - NÓNG