Đà Nẵng sẽ trở thành trung tâm tài chính?

0:00 / 0:00
0:00
Đà Nẵng được định hướng xây dựng thành trung tâm tài chính lớn của cả nước và khu vực Ảnh: Nguyễn Thành
Đà Nẵng được định hướng xây dựng thành trung tâm tài chính lớn của cả nước và khu vực Ảnh: Nguyễn Thành
TP - Ngày 29/3, UBND TP Đà Nẵng họp báo thông tin về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: Việc xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm tài chính lớn của cả nước và khu vực mới chỉ là định hướng, là cơ sở pháp lý để thành phố nghiên cứu, triển khai các giai đoạn tiếp theo.

Hiện Đà Nẵng chưa có ngân hàng lớn chọn nơi làm hội sở, ông Minh cho rằng: Với những thuận lợi của Đà Nẵng về vị trí địa lý, đất đai, con người, cũng như tiềm năng, tốc độ phát triển của cách mạng 4.0 nếu đi theo tuần tự và phải mời được các ngân hàng về làm hội sở tại thành phố thì phải mấy trăm năm nữa mới trở thành trung tâm tài chính.

Với những lợi thế, cùng cơ chế đặc thù mà Trung ương đã định hướng, Đà Nẵng sẽ xây dựng đề án để xin Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để có thể bỏ qua các trình tự, để có thể vượt lên. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, thành phố sẽ lấy ý kiến các chuyên gia, các tổ chức quốc tế để hoàn thiện các vấn đề về quy mô, nội dung, khía cạnh pháp lý có liên quan…

Được mời tham gia họp báo, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho biết: IPPG đã ấp ủ ý tưởng về một trung tâm tài chính ở Việt Nam. Chính phủ và Thủ tướng thống nhất chủ trương cho phép nghiên cứu, lập đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực là cơ hội để biến ý tưởng thành hiện thực.

Chủ tịch IPPG cho rằng, hiện các trung tâm tài chính trên thế giới đang có những xáo trộn. Vì vậy, Đà Nẵng, Việt Nam phải nắm bắt thời cơ. Khi Đà Nẵng xây dựng trung tâm tài chính đạt tầm thì dòng tiền sẽ chảy về Việt Nam.

Theo ông Hạnh Nguyễn, nếu nghĩ trung tâm tài chính nghĩa là thành phố phải có những hội sở, những văn phòng đại diện của các ngân hàng là hoàn toàn sai. Trung tâm tài chính cần nhất là huy động vốn của các nhà tài phiệt, các “đại bàng chúa” vào làm “tổ” ở thành phố.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù

Cùng ngày, UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ công bố các nghị định, quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về phát triển TP Đà Nẵng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết: Với Nghị quyết số 43 ngày 24/1/2019 về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã xác định xây dựng TP Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.

Là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo y tế chất lượng cao, khoa học công nghệ phát triển của đất nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Là thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên…

“Để đạt được những mục tiêu, cần có cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển Đà Nẵng, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị thành phố khẩn trương nghiên cứu, tranh thủ kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính quy mô khu vực, cũng như tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan liên quan…

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".