Trẻ nhỏ phải nghỉ học, người già mất ngủ, nhiều bếp lửa được nhóm lên khắp thôn bản, cuộc sống của người dân vùng cao Thanh Hóa khó nhọc hơn trong đợt rét dữ dội và kéo dài.
Cùng với các tỉnh miền núi phía Bắc, những ngày qua, người dân vùng cao biên giới Thanh Hóa như Quan Sơn, Mường Lát... phải hứng chịu đợt giá rét kỷ lục. Nhiệt độ ở Na Mèo, Sơn Thủy, Mường Lý... có nơi còn 3-5 độ C. Theo chính quyền địa phương, nhiều năm qua mới có rét đậm và kéo dài như vậy.
Bếp lửa được người dân nhóm lên khắp nơi, vừa sưởi ấm, vừa tranh thủ nấu nướng.
Ngồi co ro bên than hồng, cụ Hà Thị Ngân (90 tuổi, xã Trung Thượng) cho hay, nhiều năm rồi vùng này mới có đợt rét dữ dội như vậy. "Nhiều đêm nay, lũ trẻ và người già trong bản thường mất ngủ vì rét buốt luồn qua căn nhà sàn trống trải", cụ Ngân tâm sự trong vẻ mặt lo lắng.
Trẻ nhỏ được cha mẹ mặc nhiều lớp quần áo rồi quấn thêm chăn, mền, ngồi sưởi bên bếp lửa.
Hai chị em Ngân Hà và Ngân Thương (Quan Sơn) được cha mẹ cho nghỉ học vì thời tiết khắc nghiệt.
Những đôi chân trần nứt nẻ của trẻ em bản Mông huyện Mường Lát lang thang trên triền đồi giá lạnh.
Cậu bé Giàng Su Pao (bản Khằm 1, xã Trung Lý, Mường Lát) ngồi nghịch đất ven vạt rừng với đôi tay lem luốc, lạnh cóng.
Bé gái này mới hơn một tuổi, chỉ mặc manh áo mỏng.
Gần trưa, khi ánh mặt trời ló qua các đỉnh núi mây mù, phụ nữ Mông gọi nhau địu con ra hiên nhà ngồi sửa ấm, tranh thủ thêu thùa váy áo mới chuẩn bị đi chơi Tết.
Em bé ngủ ngon trên lưng người thân bên triền núi Cổng Trời.
Những cậu học trò nghèo ở trường THCS xã Trung Lý nằm co ro bên căn lều trọ học trống hoác.
Hai nữ sinh người Mông chơi đùa dưới ánh nắng để quên đi cái lạnh giá.
TP - Ngày 14/4, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thống nhất siết quản lý nhập cảnh, tìm kiếm các nguồn vắc-xin, chuẩn bị phương án đầu tư sản xuất nếu thử nghiệm thành công vắc-xin nội.
TPO - Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng tại các nút giao thông trọng điểm nhưng hiện nay nhiều hầm đường bộ, cầu vượt trên địa bàn Thủ đô lại chưa phát huy hết hiệu quả.
TPO - Bốn cán bộ, trong đó có nguyên Chánh Văn phòng Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Tứ bị xác định có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu Số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp năm 2016 tại Sở KH&ĐT Hà Nội, bị đề nghị khai trừ và khai trừ ra khỏi Đảng.
TPO - Ngày 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ triển khai công việc sau khi Chính phủ được kiện toàn nhân sự tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục thông báo về việc nghỉ dịp lễ Ngày thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2021.
TPO - Cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành trị giá gần 2.000 tỷ đồng dài hơn 1,5 km, bắc qua sông Đuống. Sau hơn 2 năm thi công, cây cầu đang được đẩy nhanh tiến độ, sau khi hoàn thành sẽ kết nối nhiều điểm di tích ở Bắc Ninh.
TPO - Sau khi được lãnh đạo Tỉnh ủy An Giang xin lỗi, ông Đoàn Ngọc Hải hứa sẽ tặng 3 căn nhà cùng với cho dân nghèo mượn tiền làm ăn nhưng không tính lãi.
TP - Trong báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai gửi Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) do ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ký nêu nguyên nhân khó khăn tài chính, quy chế hoạt động, tổ chức bộ máy dẫn tới 221 bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên xin thôi việc.
TP - Từ năm 2010 đến nay, hàng ngàn cây cổ thụ trong cả nước đã được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận, vinh danh là cây Di sản Việt Nam. Đây là thành tích đáng kể trong việc bảo tồn tại chỗ đa dạng loài cây và gen thực vật của nước ta. Tuy nhiên, có một số cây sau khi được công nhận, vinh danh đã suy giảm dần sức sống và bị chết. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay cần phải có giải pháp chăm sóc sức khỏe nhằm kéo dài tuổi thọ cho cây di sản sau khi được vinh danh.