Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia

Nhiếp ảnh gia Sutanta Aditya đến Sinabung nhiều lần để ghi lại hình ảnh về cuộc sống ở nơi tưởng chừng chẳng thể tồn tại.
Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 1

Khoảng 30.000 người đã được sơ tán khỏi Sinabung, đảo Sumatra, Indonesia khi núi lửa bắt đầu hoạt động trở lại vào tháng 6/2010. Chính quyền đưa ra cảnh báo nguy hiểm cao độ đối với ngọn núi lửa cao 2.460 m vẫn tiếp tục hoạt động đến ngày nay. Nhiếp ảnh gia Sutanta Aditya đã mất đi hai người bạn trong trận phun trào của núi lửa Sinabung tháng 2/2014. Sutanta thực hiện bộ ảnh vào tháng 6 năm ngoái khi núi lửa hoạt động mạnh. Trong ảnh là một người phụ nữ đang hoảng sợ, chân trần bỏ chạy khỏi đám khói bụi mịt mù.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 2

Ngọn núi lửa đã ngủ yên trong suốt 4 thế kỷ cho đến năm 2010 bắt đầu hoạt động trở lại. Nhiều ngôi nhà trên sườn núi bỏ hoang bởi người dân đã bỏ xứ tìm nơi ẩn náu an toàn hơn.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 3

Mặc dù núi lửa phun trào thường xuyên và dữ dội, người dân vẫn chưa sơ tán hết khỏi đây. Thậm chí vẫn cố gắng trồng trọt trên các dốc núi nguy hiểm chết người bởi độ màu mỡ của đất đai nơi đây.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 4

Người dân địa phương được yêu cầu đeo mặt nạ và mũ bảo hiểm để tự bảo vệ khỏi các loại khí độc hại, bụi tro núi lửa.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 5

Một thi thể bị tro bao phủ được đưa về trên xe máy sau một trận phun trào. Dưới chân núi Sinabung, sự sống và cái chết cách nhau trong gang tấc.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 6

Cơ quan Thiên tai Quốc gia ước tính núi lửa Sinabung phun trào gây thiệt hại hơn 100 triệu USD, hơn 30.000 cư dân trong vùng bị ảnh hưởng.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 7

Sét trên đỉnh núi lửa phun trào.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 8

Serasi Sembiring, một dân làng cho biết: "Cảm giác của tôi lúc này hoàn toàn bao trùm bởi nỗi buồn vì ngôi nhà chúng tôi đang sống đã bị phá hủy. Chúng tôi không có thời gian để sơ tán bất kỳ đồ đạc gì. Ngày qua ngày, tình hình càng trở nên tệ hơn". Theo nhiếp ảnh gia, một vài cư dân đã trở về các ngôi làng trong vùng nhưng không phải ai cũng muốn quay lại nơi có tương lai bất định như vậy.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 9

"Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được hỗ trợ để di dời và thoát khỏi cảnh vô gia cư. Chính phủ không nên chỉ hứa hẹn mà nên theo sát tình hình. Bởi vì đến nay chúng tôi đã chờ đợi hơn một năm để di dời đến nơi ở mới như chính phủ đã hứa nhưng cảnh chờ đợi vẫn tiếp tục", Paidi Surbaki một người dân chia sẻ.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 10

Một người phụ nữ đứng cạnh các thi thể dân làng thiệt mạng sau trận phun trào.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 11

Điều kiện sống tồi tàn ở nơi cái chết luôn cận kề.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 12

Sinabung là một trong 129 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia, nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.

Cuộc sống đau thương dưới chân núi lửa ở Indonesia ảnh 13

Trái cây khô héo bị vùi trong đống tro.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.