CPI năm 2012 dự báo cao nhất 8,5%

CPI năm 2012 dự báo cao nhất 8,5%
TP - Số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng rất nhẹ ở mức 0,47% so tháng 10 và tăng 7,08% so tháng 11 năm ngoái. Ngân hàng ANZ dự báo đến cuối năm 2012, lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức 7,5%-8,5%.

> Mua và lối sống
> Nâng mức giảm trừ gia cảnh lên chín triệu đồng/tháng

Theo đánh giá, giá thuốc (tăng mạnh tới 5,16%) và tăng viện phí cùng các dịch vụ y tế (tăng 6,66%) là nguyên nhân chính khiến đẩy CPI tháng 11 tăng.

Một số nhóm mặt hàng có chỉ số tăng đáng kể là nhà ở và vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình, may mặc, mũ nón, giày dép; giáo dục; văn hóa, giải trí và du lịch…

Đáng chú ý nhóm mặt hàng có chỉ số giá giảm trong tháng là hàng ăn và dịch vụ ăn uống. Với mức tăng 0,47%, chỉ số giá tiêu dùng đã chững lại sau 3 tháng liên tiếp tăng cao ở mức 0,85% trong tháng 10, 2,20% trong tháng 9 và 0,63% trong tháng 8.

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, việc CPI chỉ tăng nhẹ trong các tháng cuối năm cho thấy sức mua của thị trường đang rất yếu.

Điều này trái với quy luật thông thường do 2 tháng cuối năm chỉ số CPI thường tăng mạnh vì đây là giai đoạn mà nhu cầu mua sắm tăng cao cho lễ Noel và Tết dương lịch.

Việc người dân, doanh nghiệp siết chặt tiết kiệm là nguyên nhân khiến CPI khó có thể tăng cao trong bối cảnh hiện nay.

Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương do ngân hàng ANZ công bố ngày 26-11 cũng cho thấy, dự báo lạm phát cả năm 2012 của Việt Nam sẽ ở mức từ 7,5% đến 8,5%.

Tuy nhiên, theo dự báo lạm phát có thể sẽ quay lại mức hai con số vào quý II của năm 2013 do tác động của việc tăng mạnh mức viện phí và dịch vụ y tế cũng như một số mặt hàng thiết yếu khác có thể được điều chỉnh.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.