TPO - Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng.
TPO - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tháng 4/2022 có 15.000 doanh nghiệp thành lập mới, cao nhất từ trước đến nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu ước đạt 5,92 tỷ USD, là giá trị cao nhất của 4 tháng nếu tính trong giai đoạn các năm 2018-2022.
TPO - Một trong những nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng là dịch vụ du lịch trọn gói lên giá rõ rệt. Trong bối cảnh bình thường mới, dịch bệnh được kiểm soát, mùa cao điểm sắp đến, nhu cầu du lịch của người dân dần được khôi phục.
TPO - Cục Thu thập dữ liệu và công nghệ thông tin (Tổng cục Thống kê) cho biết, từ ngày 15/4 - 30/5/2022, Tổng cục Thống kê sẽ tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2022 trên phạm vi cả nước.
TP - Tổng cục Thống kê vừa công bố số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2022 là 1,1 triệu, giảm 489.500 người số với quý trước, nhưng tăng 16.700 người so với cùng kỳ năm trước.
TPO - Tổng cục Thống kê cho biết, quý 1/2022, tình hình lao động việc làm có nhiều chuyển biến tích cực. Số người có việc làm tăng thêm 1 triệu người, thu nhập bình quân cũng tăng 1 triệu đồng/ tháng so với quý trước.
TPO - Tổng cục Thống kê cho biết, so với cùng kỳ năm trước, giá vàng quý 1/2022 đã tăng 9,36%, mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Nguyên nhân của đà tăng này do vàng trong nước biến động theo vàng thế giới.
TP - Quý 1/2022, kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều dấu hiệu khởi sắc. GDP quý 1 tăng trưởng 5,03%, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều trong xu hướng phục hồi.
TPO - Tổng cục Thống kê 29/3 công bố số liệu kinh tế - xã hội quý 1 năm 2022, trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng các quý cùng kỳ năm 2020, 2021. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.
TPO - Tháng 1/2022, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 0,19% so với tháng trước, do nhu cầu mua sắm cận Tết của người dân tăng cao. Hàng loạt nhóm thực phẩm thịt lợn, gia cầm, hải sản... tăng giá.
Bộ Y tế, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Dự trữ (Bộ Tài chính), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa tổ chức công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ.
TPO - Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2% so với tháng 12/2020, do giá xăng dầu, gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; các địa phương dần trở lại với trạng thái bình thường mới khiến giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng.
TPO - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tháng 10/2021, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng 29,8% so với tháng trước.
TPO - CPI 10 tháng năm 2021 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng giá xăng dầu đã tác động làm tăng 0,98 điểm phần trăm. Tổng cục Thống kê ước tính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2021 sẽ rơi vào khoảng trên dưới 2%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
TPO - Theo Tổng cục Thống kê, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 lần thứ 4 khiến tình hình lao động việc làm quý 3/2021 tồi tệ hơn. Hàng triệu lao động mất việc làm, bị cắt giảm thu nhập. Cơ hội tìm được việc của người lao động trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
TP - Dịch COVID-19 bùng phát lần 4 và những đợt giãn cách xã hội kéo dài đã giáng đòn mạnh lên toàn bộ nền kinh tế. Lần đầu tiên, kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý từ năm 2000 đến nay, GDP quý giảm sâu kỷ lục (quý 3/2021 âm 6,17%). Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu tích cực, triển vọng vào cuối năm.
TPO - GDP quý 3/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Còn GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
TPO - Giá lương thực, thực phẩm tăng tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước. Đáng chú ý, giá các loại trứng tăng hơn 10% so với tháng 7.
TPO - Dịch COVID-19 bùng phát mạnh lần 4, cùng các đợt giãn cách kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các địa phương phía Nam. Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2021, trong số 85.000 DN rút lui khỏi thị trường, TPHCM chiếm hơn 28% với 24.000 doanh nghiệp.
TPO - Theo báo cáo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm của Tổng cục thống kê, trong tổng số 12,8 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, có 557 nghìn người bị mất việc. Trong đó, dịch vụ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19.
TP - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 của Việt Nam tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng Việt Nam vẫn thuộc nhóm Quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
TPO - Sau khi nghiên cứu sâu kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng cục Thống kê cho biết, Việt Nam sắp kết thúc thời kỳ dân số vàng và chuyển sang dân số già.
TPO - Nếu tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) vẫn giữ nguyên như hiện nay, năm 2039, dự báo Việt Nam sẽ có 1,5 triệu nam giới từ 15-49 tuổi dư thừa và tăng lên con số 2,5 triệu người vào năm 2034.
Sáng 3/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hương giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
TP - Thanh tra Bộ Nội vụ vừa công bố kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT), giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến ngày 28/2/2019.
TP - Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong 9 năm trở lại đây. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2019 những tháng cuối năm vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần giải quyết.
TP - Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP). Theo đó, GDP Việt Nam tăng lên do bổ sung nguồn thông tin còn thiếu trong đánh giá hàng năm như hoạt động của các doanh nghiệp.
TP - Sau làn sóng ồ ạt thành lập doanh nghiệp bất động sản mới trong năm 2018, bước vào năm 2019, không những lượng doanh nghiệp đăng ký mới sụt giảm mạnh, mà tình trạng giải thể doanh nghiệp ở lĩnh vực này xuất hiện ngày một nhiều. Hàng loạt đại gia địa ốc lợi nhuận giảm, báo kết quả kinh doanh lỗ và có thể lâm cảnh “chết” lâm sàng.
TP - Đại diện Tổng cục thống kê cho biết, CPI tháng 4/2018 phải chịu nhiều áp lực. Trong đó, tác động lớn nhất từ tăng giá xăng dầu bởi đây là mặt hàng đầu vào cho nhiều loại hàng hoá và sản xuất.