Số 2/9:

Công nghiệp 4.0: Làm ngay, nếu không sẽ “lỡ tàu”!

Già hóa dân số nhanh, nhân lực chất lượng chưa cao là những vấn đề với phát triển kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Châu Anh.
Già hóa dân số nhanh, nhân lực chất lượng chưa cao là những vấn đề với phát triển kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Châu Anh.
TP - Theo Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Việt Nam cần thay đổi, giải 4 bài toán chiến lược liên quan đến các hình thái thương mại mới, xây dựng nền kinh tế tri thức, xử lý các tác động của biến đổi khí hậu và việc già hóa dân số. Công nghiệp 4.0, Việt Nam phải làm ngay, không để chậm trễ nếu không muốn lỡ chuyến tàu phát triển.

Giảm lợi thế về thu hút FDI

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, phát triển kinh tế bền vững luôn là thách thức với bất cứ quốc gia nào, không cứ riêng với Việt Nam. Với các đặc thù hình thái kinh tế, Việt Nam có những lợi thế nhất định trong việc phát triển. Các thành tựu về kinh tế đạt được trong các năm qua đã cho thấy điều này. Tuy nhiên, trong một thế giới thay đổi, để bước tiếp lên nấc thang cao hơn về mặt phát triển, Việt Nam cần giải quyết không ít các thách thức.

Ở tầm vĩ mô, Việt Nam cần tập trung giải 4 bài toán lớn liên quan đến phát triển trong ngắn và dài hạn. Những thách thức này mang đến cả rủi ro và cơ hội, và điều quan trọng là tìm ra cách tận dụng chúng để tạo ra lợi thế của Việt Nam.

Cụ thể, để đạt mục tiêu để phát triển bền vững, theo Giám đốc WB tại Việt Nam, Việt Nam cần sớm có các chính sách ứng phó với sự thay đổi về hình thái thương mại toàn cầu. Thực tế cho thấy, thương mại toàn cầu đang chậm lại, điều này tạo ra cạnh tranh lớn hơn cho các nước như Việt Nam. Về tác động trực diện, nhiều năm qua Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc thu hút được nguồn FDI mạnh với khoảng 2.4 triệu lao động. Tuy nhiên, các nước láng giềng, như Campuchia và Myanmar, đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút việc làm sản xuất tay nghề thấp. Với các diễn biến về kinh tế- chính trị hiện nay, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng đi kèm với việc thay đổi chính sách đầu tư cũng kéo theo việc nhiều nước đã ra các chính sách đưa công ăn việc làm quay trở về nước. Điều này sẽ làm giảm đi các lợi thế từ khai thác nguồn lực FDI của các nước và cả Việt Nam trong thời gian tới.

Công nghiệp 4.0: Làm ngay, nếu không sẽ “lỡ tàu”! ảnh 1
 

Tuy nhiên, cùng với những tác động, Việt Nam có thể khai thác các hình thái thương mại mới để tạo lợi thế cho mình. Việc hướng tới khai thác các nhóm người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa chế biến, chế tạo và hộ gia đình trung lưu cũng là giải pháp để thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thách thức cần giải quyết khác với Việt Nam chính là vấn đề nhân lực trong bối cảnh có sự trỗi dậy của nền kinh tế tri thức và tự động hóa. Đây là vấn đề không chỉ riêng của Việt Nam khi người lao động thế kỷ 21 đòi hỏi phải có một nhóm kỹ năng phức tạp hơn trước đây, trong khi máy móc càng ngày xuất hiện nhiều hơn, lực lượng lao động chân tay ngày càng suy giảm. Việc đào tạo và hình thành các nguồn lao động có nhiều kỹ năng kiến thức chuyên sâu, hiểu biết về máy tính hay ngành logistics, sẽ là những vấn đề đặt ra bức thiết.

“Thách thức lớn là Việt Nam mới chỉ có 8% lực lượng lao động có trình độ đại học, và tỷ lệ này không đủ để thực hiện bước nhảy vọt trong Công nghiệp 4.0. Khi có sự chuyển đổi mạnh mẽ, các dân tộc thiểu số, người lao động lớn tuổi và một số nhóm thanh niên ở Việt Nam sẽ là các nhóm đặc biệt rủi ro. Khi một nền kinh tế tập trung công nghệ, người lao động cần được trang bị bộ kỹ năng hợp lý để vượt cơn sóng này. Tuy nhiên đây là việc không dễ dàng”, ông Ousmane Dione nói.

Biến đổi khí hậu cũng là một yếu tố sẽ mang lại nhiều rủi ro với Việt Nam trong thời gian tới. Sụt lún đất kết hợp với tăng độ mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, gây nguy cơ cho sinh kế của 13,6 triệu nông dân trồng lúa cũng như đe dọa 2/3 lượng cá nuôi trồng và đánh bắt ở Việt Nam. Đây là những con số thống kê nghiêm trọng. Trước những thay đổi này, chuyển đổi phương thức sản xuất, kinh doanh là những vấn đề cần thiết.

Công nghiệp 4.0: Cần làm ngay

Theo ông Ousmane Dione, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tiến lên phía trước, hoặc thậm chí có bước tiến nhảy vọt, Việt Nam phải nâng cấp cách thức chính phủ vận hành. Tuy nhiên, một mình công nghệ không thể giải quyết được vấn đề. Việc thuần túy đầu tư vào phần mềm hoặc phần cứng sẽ không cải thiện được khả năng vận hành của chính phủ. Chính phủ sẽ không thể là đối tác của Công nghiệp 4.0 nếu như bị “mắc kẹt” trong bộ máy quan liêu 1.0.

Để tạo bước nhảy vọt trong bối cảnh công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, theo ông Ousmane Dione, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sẽ đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam gia nhập nền Công nghiệp 4.0. Nhãn mác “Sản xuất tại Việt Nam” phải nhanh được thay thế bằng “Nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam”.

“Công nghiệp 4.0, Việt Nam phải làm ngay, không để chậm trễ nếu không muốn lỡ chuyến tàu phát triển”, ông Ousmane Dione nói.

Nhãn mác “Sản xuất tại Việt Nam” phải nhanh được thay thế bằng “Nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam”.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc WB tại Việt Nam

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.