Theo chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng, cây phong lá đỏ trồng ở một số tuyến phố của Hà Nội là loại phong được thuần hóa, không phải loại phong được mang từ Canada về. Do đó, vị chuyên gia cho rằng cây phong lá đỏ cũng không khó khăn để phát triển khi được trồng ở Thủ đô Hà Nội.
"Có 2 thời điểm đẹp nhất của cây phong, đó là khi cây đâm chồi, ra lá, hàng loạt lá chuyển màu xanh mướt mắt nhìn rất đẹp. Thời điểm thứ 2 là khi lá già, ngả màu đỏ thì việc hàng loạt lá chuyển màu cũng vô cùng bắt mắt, cây có độ đồng đều rất cao”, ông Hùng bày tỏ.
Trong khi đó, một số công ty cung cấp cây xanh khi được hỏi đều nhận định cây phong trồng ở Hà Nội rất giống loài phong lá đỏ có xuất xứ từ Trung Quốc. "Loài này có lá đỏ vàng, thân to, tới mùa xuân thì ra lộc, mùa thu lá rất đẹp thường được trồng tại các khu giải trí", lãnh đạo một công ty cung cấp cây xanh trên địa bàn Hà Nội nhận định.
Hiện cây phong lá đỏ hiện được Hà Nội trồng trên tuyến phố Trần Duy Hưng và dự định được trồng ở phố Nguyễn Chí Thanh và Láng Hạ.
Như bao loại lá cây thông thường khác, cây phong ban đầu cũng trổ ra lá màu xanh lục. Cây đâm chồi non vào mùa xuân, phát triển tán lá xum xuê vào mùa hè trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.
Lá cây phong không phải sinh ra đã có màu đỏ
Tuy nhựa cây phong rất ngon và có ích cho sức khỏe, nhưng lá của chúng lại không được như vậy. Một nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy khi cho ngựa ăn lá phong héo, chúng có xu hướng bị tăng nhịp tim, thở khó khăn, nước tiểu sẫm màu và thậm chí là rơi vào trạng thái hôn mê. Theo nghiên cứu, trong lá phong héo có chứa axit gallic - một loại axit gây ra hội chứng tan máu. Chúng xâm nhập qua các thành mạch và làm hồng cầu phân rã, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chất độc này chỉ có trong lá phong héo còn lá tươi thì không. Người Canada vô cùng trân quý cây phong
Cây phong lá đỏ có tên khoa học là Acer rubrum, tên tiếng Anh là Maple (Red Maple) hay còn gọi là cây phong đầm lầy, cây phong nước, cây thích… Cây phong lá đỏ tại các nước ôn đới phát triển tốt trong môi trường khắc nghiệt từ rặng núi khô và sườn núi, đầm lầy… tuy nhiên phải đảm bảo cây thoát nước tốt.
Cây phong lá đỏ là cây thân gỗ, khi còn non có vỏ mịn, thân màu xám trắng, cây phong lá đỏ càng lâu năm thì thân trở nên sẫm màu và xù xì hơn, có thể có vảy trên bề mặt.
Cây phong đỏ có lá hình tim, với 3 thùy răng cưa nhỏ. Hoa màu đỏ hoặc cam mọc thành chùm và rũ xuống. Hoa phong lá đỏ có cấu trúc khá đặc biệt: có cây phong chỉ toàn hoa đực, có cây phong chỉ toàn hoa cái và cũng có cây phong có cả hoa đực và hoa cái. Tuy nhiên giới tính của hoa không phải là điều kiện quyết định khả năng sinh trưởng của cây.
Khoảng 4 năm tuổi có thể sử dụng hạt cây phong lá đỏ để làm giống, quả phong (hay còn gọi là phím phong) thường chín vào cuối hè, hạt cây phong cũng có màu đỏ.
Cây gieo từ hạt phong lá đỏ giống cách gieo giống cách làm cho hạt táo nảy mầm: ngâm hạt cây phong lá đỏ trong nước nóng từ 24 – 48h sau đó cho vào ngăn làm mát khoảng 3 tháng thì lấy ra gieo, thời gian gieo hạt tốt nhất và vào mùa thu. Cây phong lá đỏ gieo từ hạt là cây nguyên bản, có thể phát triển cao tới 4 – 5m và hạt của cây phong có thể dùng làm giống.
Cây cắt mầm từ gốc cây phong lá đỏ: cây phong giống cắt mầm từ gốc phát triển tốt nhưng chiều cao cây phong con đạt được chỉ 2,5 – 3m mà không thể cao như cây nguyên bản gieo từ hạt.