> Đề nghị nghỉ Tết âm lịch thêm một ngày
Chủ tịch QH đề nghị có thể tăng thêm ngày nghỉ trong dịp Tết cổ truyền . |
Công đoàn đứng ngoài cuộc
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết, theo luật hiện hành, công đoàn là chủ thể tổ chức, lãnh đạo đình công. Tuy nhiên, sau 15 năm Luật có hiệu lực, với hơn 5.000 cuộc đình công diễn ra, nhưng chưa có cuộc nào do công đoàn lãnh đạo, tổ chức.
“Để đình công hợp pháp, trước đó cần phải qua 3 cấp giải quyết là Hội đồng hòa giải, Hội đồng trọng tài, rồi mới đến công đoàn. Vì tắc ở ngay giai đoạn đầu, hàng ngàn cuộc đình công không có cuộc nào do công đoàn lãnh đạo”- Ông Huân lý giải.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhìn nhận, vì công đoàn đứng ngoài cuộc, đình công là tự phát, phạm luật và chính người lao động lại bị chúng ta xử lý. Phải sửa để công đoàn có thể thực hiện vai trò lãnh đạo, tổ chức đình công, nhưng dự Luật chỉ sửa một số vấn đề vụn vặt.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc phân tích, đình công do ban chấp hành công đoàn tổ chức, là đảng viên anh có được làm không, làm thì mai kỷ luật ngay, ai dám? Nếu qui định như dự thảo, người lao động sẽ khó mà đình công đúng luật.
Chủ nhiệm Ủy ban QP-AN Nguyễn Kim Khoa đề nghị Chính phủ nghiên cứu, làm rõ quy định “đình công phải thông qua công đoàn” có phù hợp, vì sao công đoàn chưa làm tốt việc này. “Luật sửa đổi phải đột phá vấn đề tranh chấp lao động, giải quyết được bế tắc trong tổ chức đình công” - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước
nhấn mạnh.
Lương chỉ đáp ứng 70% nhu cầu tối thiểu
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề cập, lương phải đảm bảo điều kiện tối thiểu cho người lao động. Nhưng mức lương hiện nay liệu có đủ nuôi bản thân người lao động?
Theo Chủ nhiệm Ủy ban QP-AN Nguyễn Kim Khoa, tiền lương là nguyên nhân chính của đình công, bãi công, nhưng có bất cập là DN nước ngoài trả lương thấp, các DN nhà nước dù thua lỗ lại trả lương cao và ta chưa có cơ chế điều chỉnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, lương tối thiểu phải hướng đến mục tiêu bảo vệ người lao động dễ bị tổn thương. Nhưng, theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, mức lương mà người lao động thực nhận hiện nay ở các DN chỉ đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu sống tối thiểu.
“Giám sát cho thấy, các DN nước ngoài lợi dụng quy định lương tối thiểu, trả lương cho người lao động thấp hơn cả DN trong nước” - Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Phan Xuân Dũng nói.